Bất kể ai trong chúng ta đều có thể nhìn thấy ánh sáng tuy nhiên không phải ai cũng hiểu bản chất của nó. Bài viết sau đây Giải Pháp Đo Kiểm sẽ giải đáp cho các bạn ánh sáng là gì? và các thông tin xoay quanh như phân loại, tính chất quan trọng của ánh sáng… Mời bạn theo dõi để hiểu rõ hơn về các thông tin này. 

Ánh sáng là gì?

Ánh sáng là gì?

Ánh sáng hay còn gọi ánh sáng khả kiến là các bức xạ điện có bước sóng nằm trong vùng quang phổ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường (nằm trong khoảng 380nm đến 760 nm), gọi là vùng khả kiến.

Tương tự các bức xạ điện tử, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là photon. Tốc độ của ánh sáng rất nhanh nên khi vào trời mưa chúng ta sẽ thấy ánh chớp sau đó mới thấy tiếng sấm.

Tìm hiểu thêm: Đồng Hồ Đo Ánh Sáng Hioki FT3424

Phân loại ánh sáng

Sau khi đã biết được khái niệm ánh sáng là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ánh sáng gồm những loại nào. Ánh sáng được phân loại dựa trên những tiêu chí sau đây:

Phân loại theo nguồn phát sinh ánh sáng gồm:

  • Ánh sáng tự nhiên do mặt trời tạo thành, nó được gọi là ánh nắng. Đây còn được biết đến với tên gọi là ánh sáng trắng gồm nhiều ánh sáng đơn sắc với khả năng biến thiên liên tục từ sắc đỏ đến sắc tím.
  • Ánh sáng tự nhiên do mặt trăng tạo ra, mắt thường của chúng ta có thể nhìn thấy được. Nguồn ánh sáng này được phát sinh bởi vì mặt trời chiếu đến mặt trăng sau đó phản xạ đến mắt người.
  • Ánh sáng đèn được hiểu là ánh sáng nhân tạo do đèn tạo ra.
  • Ánh sáng sinh học là ánh sáng do các loài vật tạo ra.

Phân loại ánh sáng dựa theo bước sóng

Dựa theo yếu tố này, ánh sáng được chia thành các loại:

  • Ánh sáng lạnh: Là những ánh sáng mà bước sóng tập trung ở gần vùng quang phổ tím.
  • Ánh sáng nóng: Là ánh sáng mà bước sóng nằm ở gần vùng đỏ.

Tính chất của ánh sáng – Các tính chất quan trọng của ánh sáng

Một số tính chất của ánh sáng bao gồm:Tốc độ, Bước sóng, Tần số, Cường độ, Hướng truyền, Phân cực, Tương tác với vật chất,… Tính chất của ánh sáng đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy mọi thứ xung quanh, và nó cũng được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như: truyền thông, chiếu sáng và công nghệ.

Tính chất của ánh sáng

Những tính chất quan trọng của ánh sáng phải kể đến:

Tính chất vận tốc trong chân không

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, vận tốc của ánh sáng ở trong chân không nói riêng, vận tốc của bức xạ điện từ ở trong chân không nói chung là 299.792.458 m/s. Ký hiệu của chúng là “c” và không bị phụ thuộc đến hệ quy chiếu. 

Xem ngay: Đơn vị đo cường độ ánh sáng là gì?

Năng lượng, khối lượng và động lượng

Năng lượng của hạt photon có bước sóng λ và được ký hiệu là hc/λ, trong đó:

  • H chính là hằng số Planck.
  • C chính là tốc độ của ánh sáng ở trong chân không.
  • Vì khối lượng nghỉ của hạt photon không có nên động lượng của hạt bằng năng lượng hạt chia cho tốc độ của ánh sáng.
Ánh sáng có nhiều tính chất quan trọng

Tính chất tương tác với các loại vật chất

Tương tác với mắt người

Trong mắt người gồm có 3 loại tế bào, chúng có khả năng cảm thụ ánh sáng giúp con người cảm nhận được 3 vùng quang phổ khác nhau (tức là 2 loại màu sắc khác nhau). Với sự kết hợp 3 tín hiệu cùng một lúc từ 3 loại tế bào này đã tạo ra những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo hình ảnh màu sắc trên màn hình, con người cần sử dụng 3 loại đèn có khả năng phát sáng tại 3 vùng quang phổ rất nhạy cảm.

Vì tế bào cảm giác màu lục và màu đỏ có phổ hấp thụ ở rất gần nhau nên mắt của người có khả năng phân biệt được khá nhiều loại màu sắc nằm giữa màu lục và màu đỏ. Chẳng hạn như màu da cam, màu vàng, màu xanh nõn chuối… Ngoài ra, tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm ở xa nhau nên mắt người khó phân biệt màu xanh.

Võng mạc của mắt người được chia làm 2 lớp theo chức năng gồm lớp tế bào dẫn truyền xung thần kinh điện thế và tế bào cảm nhận ánh sáng. Xét theo y học, chúng ta sẽ phân võng mạc thành 10 lớp xét theo cấu trúc giải phẫu mô học cũng như hình thái của nó.

Đối với mắt sinh vật

Với sinh vật sẽ cảm nhận được nhiều màu sắc hơn so với con người. Mắt của sinh vật thường nhạy cảm hơn với bức xạ điện từ với bước sóng nằm trong khoảng 300nm đến 1200nm. Khoảng bước sóng này trùng khớp với cường độ của vùng phát xạ mạnh nhất trong hệ mặt trời.

Cách nhận biết ánh sáng

Cách nhận biết ánh sáng

Cách nhận biết ánh sáng rất đơn giản:

  • Ban ngày chỉ cần mở mắt đứng ngoài trời là có thể thấy được ánh sáng.
  • Vào ban đêm, hãy đứng trong phòng kín, bật đèn và mở mắt.
  • Mắt người có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Có thể bạn quan tâm: Thiết bị đo ánh sáng Giải Pháp Đo Kiểm

Định luật truyền thẳng của ánh sáng

Trong môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng sẽ truyền đi theo đường thẳng. Sau đây là ứng dụng truyền thẳng của ánh sáng:

Bóng tối và bóng nửa tối

Bóng tối: 

– Thí nghiệm như sau: Đặt đèn pin đang sáng trước một màn chắn. Giữa khoảng đèn pin và màn chắn hãy đặt một tấm bìa nhỏ.

  • Vùng tối: Trên màn chắn có vùng không nhận được ánh sáng bởi vì các tia sáng đó từ đèn pin phát ra truyền theo đường thẳng bị miếng bìa chắn lại, do đó sẽ không đến được màn chắn. Những vùng đó sẽ được gọi là vùng tối.
  • Vùng sáng: Do miếng bìa nhỏ không thể chắn hết ánh sáng từ đèn pin chiếu tới nên vẫn sẽ có các tia không bị cản trở. Vì vậy, trên màn chắn sẽ có vùng nhận được ánh sáng.

– Kết luận lại: Do ánh sáng truyền tới theo đường thẳng, gặp vật cản khiến ánh sáng không thể truyền qua được được nên vùng màu đen sẽ không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới trên màn chắn gọi là bóng tối.

Bóng nửa tối:

Thí nghiệm như sau: Hãy thực hiện như trên thí nghiệm bóng tối, thay đèn pin bằng đèn điện.

Vùng ở giữa màn chắc và vùng bóng tối, còn vùng ngoài cùng là vùng sáng và vùng giữa 2 vùng đó là vùng nửa bóng tối.

Kết luận: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản, chỉ có một vùng nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng tới được gọi là bóng nửa tối.

– Hiện tượng nhật thực: 

Khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Lúc này, trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hiện tượng này người ta gọi là nhật thực.

Nếu đứng ở vị trí bóng tối thì sẽ không thể thấy được Mặt Trời (nhật thực toàn phần). Còn đứng ở vị trí bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy được một phần Mặt Trời (nhật thực một phần).

– Hiện tượng nguyệt thực:

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng với Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất che khuất Mặt Trăng, Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến, do đó chúng ta không thể nhìn thấy nó.

  • Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất được gọi là nguyệt thực toàn phần.
  • Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất thì Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một ít và đó gọi là nguyệt thực nửa tối.
  • Còn khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất thì Mặt Trăng chỉ bị che khuất một phần và có thể quan sát được bằng mắt thường của chúng ta và đó gọi là nguyệt thực một phần.
Định luật phản xạ ánh sáng

Phản xạ ánh sáng là hiện tượng của ánh sáng xảy ra hằng ngày. Có thể hiểu phản xạ ánh sáng đơn giản như sau: Khi ánh sáng chạm vào một bề mặt hay một ranh giới khác không hấp thụ năng lượng bức xạ và làm sóng ánh sáng bật ra khỏi bề mặt đó.

Khi ánh sáng bị phản xạ, lúc này tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Và góc phản xạ sẽ bằng góc tới.

Như vậy, trên đây Giải Pháp Đo Kiểm đã cung cấp các thông tin giúp bạn đọc hiểu được ánh sáng là gì và những thông tin xoay quanh nó. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác, mời Quý vị theo dõi các bài viết tại website của chúng tôi. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị đo ánh sáng thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ĐO KIỂM

    • Địa chỉ: 1/5 Đường An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP HCM
    • Hotline: 0901.668.234
    • Email: sales@qut.edu.vn
    • Website: www.qut.edu.vn
    • Facebook: https://www.facebook.com/giaiphapdokiem