Các bạn đang thắc mắc không biết ăn thịt chó kiêng gì trong khi đó sở thích về món này không thể kìm chế nổi nhưng vẫn phải lo lắng. Để giải đáp vấn đề trên của các bạn hãy để món ngon mỗi ngày chia sẻ cho các bạn nhé!

1. Kết hợp thịt chó với những thực phẩm này sẽ nguy hiểm

Bên cạnh các gia vị phối hợp trên, người Việt có những kiêng kỵ các thực phẩm trong khi chế biến, cách ăn khi ăn thịt chó như: 

  • Kiêng ăn thịt chó với thịt dê vì thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt sinh ra chứng tả lỵ. 
  • Kiêng ăn thịt chó với cá chép. Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ. 

Do thịt chó tính nóng nên khi ăn thịt chó phải sử dụng các chất gia vị khác như mẻ, húng, bún (tính mát, bình) để cân bằng tính nhiệt của thịt chó. Người Việt đã khéo léo khi kết hợp giữa các loại thực phẩm đi cùng để luôn cân bằng yếu tố âm dương. Tính biện chứng âm dương trong nghệ thuật ẩm thực Việt dựa trên quy luật bù trừ và chuyển hóa giữa các thành tố thức ăn trong mối tương quan với các yếu tố khác (bên trong và bên ngoài) để tạo nên sự cân bằng, thể hiện trong các mối tương quan.

2. Yếu tố tâm linh và kiêng kỵ liên quan món thịt chó 

Giải đen

Theo bảng số liệu thống kê trình bầy ở trên thì có nhiều trường hợp ăn thịt chó nhằm để giải đen, giải vận hạn xui xẻo mà mình đã và đang gặp phải. Ở Việt Nam, bên cạnh việc mua trinh thì ăn thịt chó cũng là một trong những cách để giải đen. Thịt chó thuộc loại màu đỏ. Theo đông y, màu đỏ là thuộc về tâm hỏa (tim mạch) và là loại thịt đỏ nhất trong các loại thịt đỏ như trâu, bò, heo, dê, ngựa. Ngoài ra khi gặp những điều không may, người Việt thường sử dụng các câu liên quan đến loài chó như “đen như chó”, “đen như mõm chó”. Màu đen tượng trưng cho bóng tối, cho những điều xấu chính vì vậy khi vận đang đen, ăn đồ đen sẽ tạo nên sựu chuyển biến, đang đen thành đỏ. Ăn thịt chó là cách lấy độc trị độc. 

Pháp thuật

 Ngoài ra, trong tín ngưỡng của người Việt Nam mắm tôm là thức ăn có tác dụng xua đuổi tà ma. Người ta cho rằng ma quỷ rất sợ loại mắm này, người ăn mắm tôm sẽ không bị ma quỷ làm hại. Để mắm tôm ở trong nhà sẽ tránh hồn ma hiện về. Sử dụng chó mực để trừ tà, chó mực quý lắm. Khi người nào khó nuôi con đẻ đứa nào cũng chết, người ta bảo là có tà, phải làm thịt chó mực cho người đàn bà ấy ăn, nhất là cho ăn cái dồi làm bằng tiết chó, còn xương chó thì chôn xuống chân giường. Thức ăn có thể trừ tà và an tạng phủ, tinh thần sảng khoái, bổ dưỡng khí huyết. Phép ăn uống và chữa bệnh là một bộ phận quan trọng của Y học Đông phương. 

Trước kia khi xây nhà, cửa ngõ không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người ngoài đường nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không nên để cho có con đường đâm thẳng vào nhà, hay là có đền chùa ở trước cửa nhà. Một miếng ăn, không biết có thay đổi được vận hạn trong đời của một con người không, nhưng chắc rằng nó có thể giúp người ta tăng thêm sinh khí để tiếp tục sống ở giữa cuộc đời này, phấn  đấu cho tròn ý nghĩa của một con người. Qua món ăn may mắn, pháp thuật qua món ăn cùng những triết l ý giản đơn đa phần xuất phát từ niềm tin, hi vọng, càng hiểu hơn cuộc sống tinh thần phong phú của người Việt. Niềm tin về thực phẩm may mắn như một giá trị truyền thống vô hình không chỉ phản ánh nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực nói riêng mà nó còn là điều bí ẩn về văn hóa Việt Nam nói chung.

3. Tôn giáo, dân tộc và kiêng kỵ

Trong quá trình nghiên cứu, thông qua việc nghiên cứu những tôn giáo, dân tộc nào ăn thịt chó và những tôn giáo, dân tộc nào không ăn thịt chó, chúng tôi muốn tìm hiểu tôn giáo, dân tộc có quy định kiêng kỵ đối với món ăn đặc biệt - Thịt chó hay không?

Tôn giáo

- Phật giáo tại Việt Nam gồm ba phái: Nam tông, Mật tông và Bắc tông. Các nhà sư Nam tông thì ăn theo Tam tịnh nhục và thực hiện chế độ ngọ trai (ăn trước 12 giờ trưa). Các nhà sư phái Mật tông thì theo Ngũ tịnh nhục, và họ sử dụng rượu để phân biệt với phái Bắc Tông. Các nhà sư theo phái Bắc Tông áp dụng trong Kinh lăng già. Chính vì vậy mà các nhà sư theo phái Bắc tông không ăn thịt chó.

Đạo Cao Đài, Hòa Hảo: do giáo lý được kế thừa thế giới quan của Phật giáo về quan niệm Hạ Nguyên, Phật quan hoa, Mạt pháp. Giáo luật bị ảnh hưởng bởi: 

+Phật giáo: Cấm tín đồ ăn thịt trâu, bò, chó là những con vật có ích cho sản xuất và có tình cảm với con người. 

+Thiên chúa giáo: Giáo hội không quy định giáo sỹ và tín đồ ăn chay. Thánh kinh không cấm loài người ăn thịt thú vật, chính vì vậy thịt chó được các tín đồ Thiên chúa giáo coi như là đồ ăn của con người.

+ Hồi giáo: Tại kinh Coran có nhắc đến tháng Ramanda là tháng để kỷ niệm việc Thánh Kinh được ban xuống. Và quy định vào tháng này thì tín đồ phải nhịn chay “siyam” cả tháng. Tháng Ramamda được tính vào  tháng 9 theo lịch Hồi giáo. Vào tháng này thì mọi người nhịn ăn từ lúc rạng sáng cho tới lúc mặt trời lặn. Đặc biệt người Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn. Chính vì vậy ngoài thịt lơn, các tín đồ Hồi giáo có thể ăn thịt chó và các loại động vật khác. 

Dân tộc 

Theo truyền thuyết của người Dao: dù là họ Bàn, họ Đăng, họ Triệu... họ nào cũng phải mang ơn Bàn Vương. Bàn Vương là con chó thần, vị tổ của người Dao, chính vì vậy mà người Dao không bao giờ ăn thịt vị tổ của mình. 

Ngoài người Dao, cũng có một bộ phận người Tày, Cao Lan kiêng ăn thịt chó và thịt mèo. 

Trước kia người miền Nam không ăn thịt chó. Sau hiệp định Giơnevơ (tháng 7/1954), một loạt dân cư Hà Nội di cư vào Sài Gòn, miền Nam. Sài Gòn xuất hiện áo dài, áo lụa Hà Đông với nữ sinh Trưng Vương cùng nhiều hiệu “Phở Bắc, phở Hà Nội, như phở Hòa ở đường Paster, phở tầu bay…chè nụ vối kiểu Hà Nội xuất hiện ở chợ Bến Thành. Người Sài Gòn cho rằng: người Bắc, người Hà Nội mang các món tiết canh, thịt chó vào Sài Gòn. Tuy nhiên người Công giáo Miền Bắc di cư vào miền Nam đã bổ sung cho người miền Nam món ăn mới đó là thịt chó. Sau cuộc di cư vào miền Nam (năm 1954), món cầy cũng được đồng bào Bắc du nhập. Sau hai cuộc di cư lớn năm 1954 và 1975, người công giáo ngoài Bắc mới di cư vào Nam và họ thường đi nguyên một làng (xóm đạo), sau này hình thành nên các khu vực thịt chó tại miền Nam. 

Bệnh tật

Theo Hải thượng Lãn ông; những đối tượng không nên ăn thịt chó như phụ nữ có mang, người bị lở ngứa, mụn lở, chảy mủ, phong hủi, sưng, tiêu khát, trò trĩ. Người uống thuốc tỏi. Phụ nữ mang thai kiêng ăn vì nóng, sợ bị xúi quẩy (không may). Tuy nhiên, không được dùng thịt chó cho những người sốt do nhiệt, đau bụng tiêu chảy, mới khỏi bệnh (nhất là sốt rét, thương hàn). Trong nhà có trẻ bị bệnh sởi, kể cả khi mới khỏi, cũng nên kiêng. Vì thịt chó có vị nóng nên những trường hợp trên khi sử dụng thịt chó sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. 

Kiêng kỵ

Mặc dù là món ăn được ăn nhiều người yêu thích, trở thành đặc sản của nhiều địa phương nhưng thịt chó không bao giờ được làm đồ cúng. Theo như từ xưa đến nay do chó là động vật ăn bẩn (ăn chất thải của con người) nên không dùng thịt chó để cúng. 

Như vậy các bạn đã hiểu được ăn thịt chó nên kiêng gì. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn có thêm thông tin đúng và nhận định đúng về món thịt chó đặc sản của Hà Nội này nhé!