NaHCO3 có lưỡng tính không? NaHCO3 là loại hóa chất được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Tính chất hóa học của Natri Bicacbonat là gì? Ứng dụng thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Tafuma Việt Nam để tìm ra lời giải nhé!
NaHCO3 có lưỡng tính không? – Tìm hiểu chi tiết
NaHCO3 là hợp chất có rất nhiều ưu điểm vượt trội do tính chất hóa lý đặc biệt và đang được ứng dụng trong rất nhiều vai trò khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về hoạt chất đa năng này.
Hợp chất lưỡng tính trong hóa học là gì?
Đầu tiên, ta cần phải hiểu một khái niệm hợp chất lưỡng tính là như thế nào? Theo Wikipedia, các hợp chất hóa học được xem là một hợp chất lưỡng tính khi một phân tử hoặc ion có khả năng phản ứng với cả axit và bazo.
NaHCO3 có lưỡng tính không? – Giải đáp
Đáp án là “NaHCO3 là một hợp chất lưỡng tính”. Vì hợp chất này có khác năng tác dụng với cả bazo và axit trong một điều kiện môi trường phù hợp. Sau đây, là hai phản ứng hóa học của hợp chất trên:
Cấu tạo của hợp chất NaHCO3
- Tác dụng với bazơ mạnh NaOH: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
- Tác dụng với axit mạnh HCl: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2O.
NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính thường xuất hiện ở thể rắn, có màu trắng, dạng tinh thể (hoặc các hạt nhỏ gần giống bột), không mùi. Tuy nhiên, người ta thường thấy các NaHCO3 dạng bột mịn, có mùi vị hơi mặn đắng do hóa chất có tính kiềm giống như Natri cacbonat. Độ pH độ pH nằm trong khoản từ 8,3. Dưới đây, là các tính chất vật lý cụ thể của hợp chất, bao gồm:
- Khối lượng mol: 84,00614 g/mol.
- Màu sắc: Chất rắn kết tinh, có màu trắng.
- Khối lượng riêng: 2,159 g/cm³.
- Nhiệt độ nóng chảy: 50 °C (phân hủy).
- Độ hòa tan trong nước: 7,8 g/100 mL (18 ℃).
Tính chất hoá học của NaHCO3
NaHCO3 là một chất bazơ yếu và có khả năng tạo ra ion hydroxide (OH-) khi tiếp xúc với nước. Dưới đây là một số tính chất hoá học quan trọng của NaHCO3:
NaHCO3 có dạng bột, màu trắng
1. Nhiệt phân
NaHCO3 có khả năng nhiệt phân ở nhiệt độ dao động từ 80–100 ° C và tạo ra sản phẩm muối, nước và giải phóng CO2. Nhiệt độ càng cao thì quá trình sẽ diễn ra càng nhanh. Phản ứng hóa học nhiệt phân:
2 NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2
2. Thủy phân
NaHCO3 là hợp chất có khả năng tan trong nước và không tạo kết tủa. Phản ứng thủy phân sẽ sinh ra môi trường bazơ yếu, làm cho quỳ tím đổi màu. Phương trình phản ứng:
NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3
Sản xuất NaHCO3 với quy mô công nghiệp
3. Tác dụng với axit mạnh
NaHCO3 có thể tác dụng với axit mạnh tạo ra muối cùng với axit cacbonic. Chất thu được dễ dàng bị phân hủy thành cacbon dioxit, nước.
Ví dụ, phương trình phản ứng:
- NaHCO3 + HCl → NaCl + H2CO3 => H2CO3 → H2O + CO2
- 2NaHCO3 + H2Co3 → Na2Co3 + 2H2O + 2CO2
- 3NaHCO3 + H3PO4 → 3CO2 + 3H2O + Na3PO4
- 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
3. Tác dụng với bazơ
NaHCO3 tác dụng với bazơ, phản ứng tạo ra 1 hoặc 2 muối mới và bazo mới.
Ví dụ phương trình phản ứng:
- 2NaHCO3 + 2Cu(OH)2 → Cu2(OH)2CO3 + Na2CO3 + 2H2O
- Mg(OH)2 + 2NaHCO3 → Mg(HCO3)2 + 2NaOH
- Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 ↓ + H2O + NaOH (Phản ứng có thể tạo ra 2 muối mới).
Ứng dụng thực tế của hợp chất NaHCO3
Cùng với thắc mắc NaHCO3 có lưỡng tính không thì ứng dụng của loại hóa chất này cũng được nhiều người quan tâm. Hợp chất NaHCO3, hay còn được gọi là soda lạnh hoặc baking soda, có rất nhiều ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của hợp chất NaHCO3, bao gồm:
1. Trong xử lý nước bể bơi
Hợp chất này được sử dụng để điều chỉnh độ pH của nước trong bể bơi. Bạn có thể sử dụng nó để tăng độ kiềm của nước nếu pH quá thấp. Ngoài ra, NaHCO3 giúp ổn định môi trường và ngăn ngừa sự hình thành của các chất gây hại. Bên cạnh đó, NaHCO3 cũng có khả năng làm giảm sự tăng độ kiềm quá nhanh trong quá trình sử dụng, giúp duy trì độ pH ổn định trong nước bể bơi và an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm bài viết liên quan tại: Quy trình xử lý nước hồ bơi CHI TIẾT từ ✔️A – Z ✔️(Chuyên gia)
Dùng NaHCO3 trong xử lý nước hồ bơi
2. Trong công nghiệp sản xuất
Trong công nghiệp sản xuất, NaHCO3 được sử dụng làm chất đệm (buffer) trong quá trình sản xuất hóa chất, giúp duy trì độ pH ổn định. Hợp chất này cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh độ pH của các dung dịch trong quá trình sản xuất các sản phẩm dệt nhuộm, giấy, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa và nhiều ứng dụng công nghiệp khác.
3. Trong chế biến thực phẩm
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, NaHCO3 được sử dụng làm chất làm tăng dật (leavening agent) trong việc nổi bọt và làm mềm bột nướng. Quen thuộc với chúng ta có thể kể đến là Baking soda là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn như bánh mì, bánh quy, bánh ngọt và các loại bánh nướng khác.
Baking soda trong làm bánh
4. Trong đời sống
NaHCO3 được sử dụng như một chất tẩy trắng và làm sạch trong việc làm sạch các bề mặt như gạch men, gương, và bồn cầu. Ngoài ra, hợp chất này còn có thể được sử dụng làm chất khử mùi tự nhiên. Bạn có thể đặt một lựa nhỏ NaHCO3 trong tủ lạnh hoặc trong giày để khử mùi hôi vô cùng hiệu quả.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết “NaHCO3 có lưỡng tính không? Tính chất lý hóa đặc trưng”. Trên đây, Tafuma Việt Nam đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết về hoạt chất này để có thể ứng dụng hiệu quả trong đời sống của mình.