SWOT là từ viết tắt của Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp thấu hiểu nội lực bên trong, dự đoán tác động bên ngoài nhằm thiết lập mục tiêu khả thi và kế hoạch, chiến lược hiệu quả nhất. Phân tích ma trận SWOT chính là một phần trong Bước 1 của lập kế hoạch kinh doanh cấp công ty mà các CEO/BOD quan tâm. Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ cung cấp đến bạn Mô hình SWOT là gì? 5 bước phân tích ma trận SWOT trong kinh doanh.

I. Mô hình SWOT là gì? Phân tích SWOT là gì?

SWOT là từ viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Trong đó:

  • Strengths (điểm mạnh) và Weaknesses (điểm yếu): là 2 yếu tố xuất phát từ bên trong, liên quan đến các hoạt động, đặc điểm riêng của đối tượng cần phân tích.
  • Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức): là 2 tác động từ bên ngoài đến đối tượng cần phân tích.
SWOT là từ viết tắt của 4 từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

Phân tích SWOT là quá trình phân tích 4 yếu tố Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) của đối tượng. Phân tích mô hình SWOT là một phần quan trọng trong bước 1 của lập kế hoạch kinh doanh cấp công ty. CEO/BOD sẽ tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và cơ hội, thách thức trên thị trường mà doanh nghiệp sắp đối mặt nhằm thiết lập mục tiêu khả thi và lên kế hoạch trong tương lai hiệu quả nhất. Việc phân tích mô hình SWOT có thể được áp dụng cho doanh nghiệp hay các dự án riêng lẻ nhằm xác định đúng kế hoạch, chiến lược hiệu quả nhất.

Ví dụ:

  • Điểm mạnh, điểm yếu có thể được kể đến như: Thương hiệu, đặc điểm, vị trí địa lý, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, hoạt động kinh doanh,…
  • Cơ hội, thách thức có thể được kể đến như: Thị trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng,…

II. Thành phần của SWOT

SWOT bao gồm 4 thành phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

1. Strengths – Điểm mạnh

Thành phần đầu tiên của SWOT chính là Strengths (điểm mạnh). Điểm mạnh hay còn gọi là thế mạnh, chính là những yếu tố mà doanh nghiệp của bạn đang làm tốt hay nổi trội hơn đối thủ. Các thế mạnh đó bao gồm:

  • Những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp hay dự án.
  • Những điểm khác biệt của doanh nghiệp hay dự án so với đối thủ cạnh tranh.
  • Những nguồn lực bên trong doanh nghiệp như đội ngũ nhân viên có trình độ cao, kỹ thuật chuyên môn cao,…
  • Những tài sản hữu hình như vốn đầu tư, công nghệ độc quyền,…
Thành phần đầu tiên của SWOT chính là Strengths (điểm mạnh).

2. Weaknesses – Điểm yếu

Bên cạnh việc nắm rõ thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần có cái nhìn khách quan hơn về nội lực bên trong. Do đó, thành phần thứ hai của mô hình SWOT chính là Weaknesses – điểm yếu, là yếu tố ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh doanh tối ưu nhất, điểm yếu hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Hãy can đảm đối diện nhận thấy điểm yếu của mình! Chỉ khi bạn hiểu rõ các điểm bất lợi của mình, bạn mới có thể xác lập được chiến lược khắc phục hiệu quả. Các điểm yếu của doanh nghiệp bao gồm:

  • Những yếu tố mà doanh nghiệp làm chưa tốt.
  • Những điểm mà đối thủ làm tốt hơn doanh nghiệp hay dự án của mình.
  • Sản phẩm/dịch vụ chưa có sự khác biệt với đối thủ.
  • Giới hạn tài nguyên, nguồn lực.

Đây là những điểm cản trở sự cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ khác, bao gồm: thương hiệu yếu, thiếu nhân sự có kỹ năng cao, hạn chế tài chính, chuỗi cung ứng không đầy đủ,… Và đây chính là những điểm doanh nghiệp cần cải thiện nhanh chóng nhằm tăng tính cạnh tranh.

Weaknesses là yếu tố ngoài tầm kiểm soát, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh doanh.

3. Opportunities – Cơ hội

Sau khi đã thấu hiểu được nội lực doanh nghiệp, bạn cần phân tích cơ hội của doanh nghiệp. Opportunities (cơ hội) ở đây là môi trường hay những yếu tố chưa được khám phá, thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên lợi thế sẵn có. Để xác định cơ hội của doanh nghiệp, bạn cần xem xét các yếu tố như:

  • Thị trường chưa được phục vụ cho các sản phẩm cụ thể.
  • Ít đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực của bạn.
  • Nhu cầu mới nổi đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn đang cung cấp.
  • Báo chí/phương tiện truyền thông đưa tin tốt về doanh nghiệp.

Cơ hội có thể là công nghệ mới, thị trường mới hay đối thủ cạnh tranh kém hiệu quả. Bạn cần xem xét, xác định đúng cơ hội của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Việc không đáp ứng kịp khách hàng tiềm năng từ việc triển khai chiến lược Marketing hiệu quả, chính là cơ hội vàng cho doanh thu, lợi nhuận công ty. Hay doanh nghiệp đang có ý tưởng mới, sản phẩm mới nhằm tung ra thị trường. Đây chính là cơ hội.

Opportunities là cơ hội cho sự phát triển của doanh nghiệp.

4. Threats – Thách thức

Bên cạnh phân tích cơ hội, việc phát hiện hoặc tiên đoán thách thức hay mối đe dọa trong thời gian tới cũng là yếu tố giúp kế hoạch/chiến lược được triển khai hiệu quả nhất. Do đó, yếu tố cuối cùng của mô hình SWOT chính là Threats (thách thức/mối đe dọa). Mối đe dọa là môi trường hay những yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên điểm yếu sẵn có, bao gồm:

  • Những đối thủ cạnh tranh mới nổi trên thị trường.
  • Báo chí/truyền thông đang đưa tin tiêu cực đến ngành nghề hay doanh nghiệp.
  • Thái độ của khách hàng thay đổi không tốt đối với công ty.

Sự biến động thị trường trong ngành hàng, đối thủ cạnh tranh mới nổi, luật pháp, rủi ro tài chính,… nhằm thẳng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chính những điều này khiến doanh nghiệp không thể hoạt động kinh doanh suôn sẻ.

Threats là mối đe dọa từ bên ngoài, tác động tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp.

III. Khi nào cần phân tích SWOT?

Việc phân tích SWOT cực kỳ hữu ích trong nhiều tình huống, giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đối tượng cần phân tích. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xác lập mục tiêu khả thi hơn và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả. Sau đây là các trường hợp bạn cần phân tích SWOT để có cái nhìn tổng quan hơn về đối tượng và từ đó đưa ra quyết định một cách phù hợp nhất:

  • Lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp hay dự án.
  • Lên ý tưởng hoạt động mới.
  • Phân tích thị trường, cơ hội mới.
  • Thay đổi kế hoạch/chiến lược.
  • Quyết định tiếp tục triển khai dự án hay không.

IV. Lợi ích của phân tích mô hình SWOT

Việc phân tích mô hình SWOT mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích cho kế hoạch triển khai và chiến lược thực hiện. Tùy đối tượng sử dụng sẽ có những lợi ích khác nhau:

Đối với kế hoạch Marketing, mô hình SWOT giúp:

  • Đánh giá hiệu quả kế hoạch/chiến lược Marketing đã triển khai trước đó.
  • Tiên đoán được cơ hội tiếp thị sản phẩm trên thị trường và mối đe dọa tác động tiêu cực đến Marketing trong công ty.
  • Xây dựng kế hoạch/chiến lược Marketing đúng đắn trong tương lai.
  • Xác định phương án tối ưu hóa nhất giúp nâng cao hiệu quả chiến lược tiếp thị.

>> Tải mẫu kế hoạch chiến lược Marketing chuẩn: Bản mới nhất.

Đối với kế hoạch Kinh doanh, mô hình SWOT giúp:

  • Đánh giá kết quả việc triển khai kế hoạch/chiến lược bán hàng đã thực hiện.
  • Tiên đoán được cơ hội bán hàng trên thị trường cùng sự biến động của ngành hàng.
  • Lên kế hoạch/chiến lược bán hàng phù hợp và gia tăng doanh thu/lợi nhuận.
  • Kết quả bán hàng khả thi và đạt được lợi nhuận cao.

Đối với Kinh doanh cấp công ty, mô hình SWOT giúp:

  • Có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của doanh nghiệp, nội lực bên trong và nhân tố bên ngoài công ty.
  • Đánh giá được kết quả triển khai các hoạt động của các bộ phận, phòng ban.
  • Tiên lượng được sự thành công hay khả năng tồn tại của hoạt động kinh doanh.
  • Tiên đoán cơ hội gia tăng doanh thu và tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp.
  • Dự trù được các thách thức sắp diễn ra trong khoảng thời gian tới.
  • Lên kế hoạch/chiến lược tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận công ty dựa vào việc đẩy mạnh thế mạnh cạnh tranh, hạn chế điểm yếu so với đối thủ.
  • Hạn chế rủi ro khi triển khai kế hoạch đúng đắn.

V. 5 bước phân tích ma trận SWOT trong kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả

Sau khi hiểu được mô hình SWOT là gì và các thành phần của SWOT, GOBRANDING hướng dẫn bạn cách phân tích ma trận SWOT cho doanh nghiệp của mình.

Để phân tích ma trận SWOT cho doanh nghiệp, bạn cần thực hiện theo 5 bước.

Bước 1: Xác định mục tiêu.

Bước đầu tiên trong phân tích SWOT là xác định mục tiêu nhằm phân tích SWOT hướng đến mục tiêu đã đề ra. Bạn nên nghĩ ra càng nhiều mục tiêu càng tốt để khơi gợi sự sáng tạo, cơ hội và sự phát triển doanh nghiệp.

Ví dụ: mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là triển khai sản phẩm mới, Ban quản lý sẽ phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức hướng đến việc tung ra sản phẩm mới trên thị trường. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ xác định được việc tung ra sản phẩm mới đến người tiêu dùng có khả thi hay không.

Bước 2: Thu thập tài nguyên

Mỗi công ty sẽ cần nguồn dữ liệu khác nhau cho bảng phân tích SWOT. Công ty nên bắt đầu bằng những thông tin, dữ liệu là thế mạnh của mình, những hạn chế của doanh nghiệp, cùng những dữ liệu bên ngoài có thể tác động đến quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh dữ liệu phân tích, công ty nên kết hợp đúng đắn nhân sự tham gia vào quá trình phân tích của mình. Một số nhân sự có thể kết nối tốt với yếu tố bên ngoài, trong khi các nhân sự khác trong bộ phận sản xuất hay bán hàng có thể nắm bắt tốt những gì xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp. Với các thông tin từ đa dạng nguồn sẽ góp phần bảng phân tích SWOT khách quan hơn và giá trị gia tăng.

Bước 3: Biên soạn ý tưởng

Sau khi đã thu thập đủ dữ liệu, nhóm người được chỉ định sẽ phân tích các thành phần trong bảng SWOT.

Các yếu tố nội bộ

Những điểm hay những gì xảy ra trong công ty đóng vai trò là nguồn thông tin tuyệt vời cho thành phần điểm mạnh, điểm yếu của SWOT. Các yếu tố bên trong có thể kể đến như: tài chính, nguồn lực, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, hiệu quả hoạt động,…

Để có thể liệt kê các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây:

  • (Điểm mạnh) Doanh nghiệp đang làm tốt những điều gì?
  • (Điểm mạnh) Tài sản mạnh nhất của công ty bao gồm những gì?
  • (Điểm yếu) Những điểm cản trở sự phát triển của của doanh nghiệp là gì?
  • (Điểm yếu) Đâu là các dòng sản phẩm có hiệu suất thấp nhất của doanh nghiệp?

Yếu tố bên ngoài

Sau khi phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, bạn sẽ tiến hành phân tích những gì xảy ra bên ngoài công ty bởi vì chúng cũng tác động đến sự thành công của một công ty. Các yếu tố bên ngoài có thể kể đến như: chính sách tiền tệ, sự biến động thị trường, khả năng tiếp cận nhà cung cấp,…

Để xác định được cơ hội và thách thức hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau đây:

  • (Cơ hội) Những xu hướng trên thị trường?
  • (Cơ hội) Chúng tôi không nhắm mục tiêu nhân khẩu học nào?
  • (Đe dọa) Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực và thị phần của họ là bao nhiêu?
  • (Đe dọa) Có quy định mới nào có khả năng gây hại đến hoạt động kinh doanh hay sản phẩm của doanh nghiệp không?

CEO/BOD cần khuyến khích người tham gia liệt kê các yếu tố cũng như ý tưởng về yếu tố bên ngoài chia sẻ thoải mái. Các yếu tố này có thể bị loại bỏ sau đó nếu không hợp lý. 

Bước 4: Tinh chỉnh kết quả

Với danh sách các yếu tố nội lực và yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp, giờ là lúc mà mọi người cùng ngồi lại để chắt lọc những ý tưởng tốt nhất cũng các rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp. Quản lý cấp cao và các thành viên tham gia phân tích có thể tranh luận để giữ lại các ý tưởng hợp lý và phù hợp nhất.

Bước 5: Xây dựng chiến lược SWOT

Bước cuối cùng trong 5 bước tạo ma trận SWOT chính là xây dựng chiến lược SWOT từ bảng xếp hạng các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Trong đó:

  • Chiến lược SO (Strengths + Opportunities): là sự kết hợp giữa điểm mạnh của doanh nghiệp và cơ hội trên thị trường. Khi điểm mạnh của doanh nghiệp mà kết hợp cơ hội sẵn có trên thị trường, doanh nghiệp cần phát triển thế mạnh một cách tối đa.
  • Chiến lược ST (Strengths + Threats): là sự kết hợp giữa điểm mạnh của doanh nghiệp và mối đe dọa trên thị trường. Khi thế mạnh kết hợp với rủi ro trên thị trường, doanh nghiệp cần chuyển hóa rủi ro sắp đối mặt tối đa nhất.
  • Chiến lược WO (Weaknesses + Opportunities): là sự kết hợp giữa điểm yếu của doanh nghiệp và cơ hội trên thị trường. Khi điểm yếu gặp cơ hội, bạn cần tận dụng thời cơ này để loại bỏ điểm yếu của mình.
  • Chiến lược WT (Weaknesses + Threats): là sự kết hợp giữa điểm yếu của doanh nghiệp và mối đe dọa trên thị trường. Và tất nhiên, khi điểm yếu lại gặp thử thách thì đó là mối đe dọa lớn cần loại bỏ nhanh.

VI. Ví dụ về ma trận SWOT trong kinh doanh

Trong phần này, GOBRANDING sẽ ví dụ bảng phân tích ma trận SWOT mẫu cũng như chiến lược SWOT cho doanh nghiệp sau đây:

Lưu ý: Đây chỉ là ví dụ minh họa, bạn không nên áp dụng cho doanh nghiệp của mình mà hãy tự thấu hiểu nội lực và tạo ra ma trận riêng cho doanh nghiệp mình.

Bảng mô hình SWOT:

Bảng phân tích ma trận SWOT mẫu.

VII. Kết luận

Qua đó, GOBRANDING đã cung cấp đến bạn kiến thức về SWOT, phân tích SWOT là gì và 5 bước phân tích ma trận SWOT trong kinh doanh. Hy vọng bạn đã có thể phân tích ma trận SWOT, giúp đề ra chiến lược cho doanh nghiệp của mình một cách khả thi và phù hợp nhất.

Bên cạnh việc lập kế hoạch, chiến lược thông qua mô hình SWOT, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến Marketing Online nhằm tăng nhận diện thương hiệu nhanh chóng.

DỊCH VỤ MARKETING ONLINE – PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG ĐA KÊNH, TĂNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Giải pháp khai thác 80% khách hàng tiềm năng trên Google? – Tham khảo ngay dịch vụ SEO từ khóa tại GOBRANDING