Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Tổng Hợp Thông Tin Giới Thiệu, Bố Cục, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Tác phẩm của Si-le và tên phát xít được giới thiệu ở trang 58-59 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Nội dung bài đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít như sau:

Trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, một lần có tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít lên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Hắn bước vào toa tàu, giơ thẳng tay và hô to: “Hít-le muôn năm!” Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ, tay cầm cuốn sách, ngẩng đầu, lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp: “Chào ngài”. Tên sĩ quan lừ mắt nhìn ông già người Pháp. Bỗng hắn nhìn vào cuốn sách ông cụ đang đọc và thấy đó là một tác phẩm của Si-le viết bằng tiếng Đức. Bực mình vì ông cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức, hắn liền hỏi:

– Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?

– Sao ngài lại nói thế? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ ! – Ông già điềm đạm trả lời.

Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ông già nói tiếp:

– Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho ai nào? Nhà văn đã viết Vin-hem Ten cho người Thụy Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho người I-ta-li-a, Cô gái Oóc-lê-găng cho người Pháp,…

Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi:

– Chẳng lẽ Si-le không viết gì cho chúng tôi hay sao?

Ông già mỉm cười trả lời:

– Có chứ, Si-le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp!

NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH sưu tầm

Chú thích:

  • Si-le: (1759 – 1805) nhà văn Đức vĩ đại; các tác phẩm của ông phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người.
  • Sĩ quan: Quân nhân có quân hàm thiếu úy trở lên.
  • Hít-le: (1889 – 1945) quốc trưởng Đức từ 1934 đến 1945, kẻ gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945)

Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Sự Sụp Đổ Của Chế Độ A Pác Thai 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Đọc Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít

Ngay sau đây là những thông tin giới thiệu bài đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

  • Bài đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít do Nguyễn Đình Chính sưu tầm
  • Nội dung chính: Câu chuyện về tên sĩ quan Đức với một ông lão người Pháp. Ông bình thản, gan dạ đối đầu tên sĩ quan, không nói tiếng Đức. Ông châm biếm sự độc ác của quân phát xít khi nói về nhà văn Si-le, người Đức nhưng là nhà văn vĩ đại, đấu tranh cho hòa bình và quyền con người.

Bố Cục Bài Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít

Bố cục bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít được chia làm 3 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến Chào ngài
  • Đoạn 2: Từ Tên sĩ quan lừ mắt đến điềm đạm trả lời
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌼 Một Chuyên Gia Máy Xúc 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít

Chia sẻ bạn đọc hướng dẫn tập đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

  • Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm nước ngoài.
  • Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể tự nhiên, nhẹ nhàng, pha chút châm biếm; đọc đúng tính cách của nhân vật: cụ già điềm đạm thông minh hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch.

Ý Nghĩa Bài Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít

Ý nghĩa bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít như sau:

  • Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức cuồng chiến.
  • Đồng thời ca ngợi những người đi theo Đảng chân chính, có tài năng và tình cảm yêu thương nhân loại như nhà văn Si-le.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌱 Bài Ca Về Trái Đất 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít

Bên dưới là phần đọc hiểu Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

👉Câu 1. Nối các từ ở cột bên trái với phần lý giải tương ứng trong cột bên phải:

1. Si-le
2. Sĩ quan
3. Hít-le
a. (1889 – 1945) quốc trưởng Đức từ 1934 đến 1945,
kẻ gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 –1945).
b. (1759 – 1805) nhà văn Đức vĩ đại; các tác phẩm của ông phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ quyền con người.
c. Quân nhân có quân hàm thiếu úy trở lên.

👉Câu 2. Câu chuyện là cuộc đối đáp của những nhân vật nào?

A. Cụ già người Pháp và nhà văn Si-le người Đức

B. Nhà văn Si-le và tên sĩ quan cao cấp người Đức

C. Cụ già người Pháp và tên sĩ quan người Đức

D. Tất cả các ý trên

👉Câu 3. Tên sĩ quan cao cấp của bọn phát xít khi lên tàu đã giơ thẳng tay và hô vang điều gì?

A. Si-le vạn tuế!

B. Nước Pháp muôn năm!

C. Hít-le muôn năm!

D. Nước Đức vạn tuế!

👉Câu 4. Cụ già đã có lời nói, hành động gì khi tên phát xít hô vang: “Hít-le muôn năm!”?

A. Cụ già hưởng ứng hô bằng tiếng Pháp: “Nước Pháp muôn năm!”

B. Cụ già lạnh lùng đáp lại bằng tiếng Pháp: “Chào ngài”

C. Cụ già vui vẻ đáp lại bằng tiếng Đức: “Chào ngài”

D. Cụ già run rẩy hô lên bằng tiếng Đức: “Hít-le muôn năm!”

👉Câu 5. Tên sĩ quan có biểu hiện như thế nào trước lời chào của cụ già?

A. chau mày bực tức

B. cười chào thân thiện

C. đồng tình hô vang

D. lừ mắt nhìn

👉Câu 6. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

A. Vì ông cụ không biết tiếng Đức nên không hiểu được hắn vừa hô vang điều gì.

B. Vì ông cụ không hô vang khẩu hiệu mà tên sĩ quan người Đức đã hô vang.

C. Vì ông cụ có thái độ lạnh lùng và thạo tiếng Đức mà không đáp lại hắn bằng tiếng Đức.

D. Vì ông cụ có thái độ lạnh lùng, khinh bỉ hắn.

👉Câu 7. Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?

A. là một nhà văn quốc tế

B. là một nhà văn của người Đức

C. là một nhà văn tài giỏi

D. là một nhà văn của người Pháp

👉Câu 8. Tên sĩ quan có thái độ như thế nào khi cụ già nhận xét Si-le là nhà văn quốc tế?

A. không đồng tình

B. ngạc nhiên

C. tự hào

D. bực tức

👉Câu 9. Cụ già đã chứng minh Si-le là nhà văn quốc tế cho tên sĩ quan bằng cách nào?

A. Chỉ ra các tác phẩm mà Si-le viết cho nhân dân các nước Thụy Sĩ, I-ta-li-a, Pháp,…

B. Chỉ ra sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với các tác phẩm văn học của ông

C. Chỉ ra những giải thưởng mang tầm cỡ quốc tế mà Si-le được trao.

D. Tất cả các ý trên

👉Câu 10. Biểu hiện của tên phát xít ra sao khi nghe cụ già chứng minh Si-le là nhà văn quốc tế?

A. gật gù hiểu ra

B. ngây mặt ra

C. càng tức giận

D. chấp nhận sự thật

👉Câu 11. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?

A. Ông cụ rất căm ghét bọn phát xít Đức vì chúng kém hiểu biết về văn học.

B. Ông cụ căm ghét bọn phát xít Đức nhưng lại hiểu biết tiếng Đức và văn học Đức.

C. Ông cụ rất ngưỡng mộ những nhà văn tài năng của nước Đức.

D. Ông cụ rất căm ghét người Đức và văn học Đức

👉Câu 12. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện: “Có chứ, Si-le đã dành cho các ngài vở Những tên cướp” có ngụ ý gì?

A. Ám chỉ toàn thể người dân Đức là những tên cướp

B. Ám chỉ ở Đức có rất nhiều cướp, nạn cướp bóc đang hoành hoành

C. Ám chỉ bọn phát xít là những tên cướp xấu xa.

D. Ám chỉ nhà văn Đức là những tên cướp

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu123456789101112
Đáp án1-b2-c3-aCCBDCABABBC

Khám phá thêm bài 💚 Tiếng Vĩ Cầm Ở Mỹ Lai 💚 Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Kể Chuyện

Soạn Bài Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít Lớp 5

Tham khảo gợi ý soạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít lớp 5 nhé.

👉Câu 1 (trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

Trả lời:

Tên sĩ quan Đức bực tức với ông cụ vì hắn nghe tiếng chào lạnh lùng của ông. Khi nhận ra ông cụ rất thành thạo tiếng Đức mà không đáp lại bằng tiếng Đức hắn càng tỏ vẻ bực tức hơn.

👉Câu 2 (trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?

Trả lời:

Ông cụ người Pháp đánh giá nhà văn Đức Si-le là một nhà văn quốc tế. Một nhà văn mà tác phẩm được toàn thế giới yêu thích, tên tuổi được cả nhân loại biết đến và kính trọng.

👉Câu 3 (trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?

Trả lời:

Ông cụ căm ghét bọn phát xít Đức nhưng lại đọc thành thạo truyện của nhà văn Đức.

👉Câu 4 (trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?

Trả lời:

Lời đáp của ông cụ cuối truyện:

– Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Ám chỉ bọn phát xít là bọn xâm lược chuyên cướp bóc.

Tìm hiểu thêm 🔻 Anh Bộ Đội Cụ Hồ Gốc Bỉ 🔻 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít Lớp 5

Sau đây là nội dung giáo án Tác phẩm của Si-le và tên phát xít lớp 5.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).

2. Kĩ năng: Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài(Si-le, Pa-ri, …);bước đầu đọc diễn cảm được bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.

3. Thái độ:: Cảm phục, biết ơn những con người dũng cảm chống lại kẻ xâm lược.

4. Năng lực:

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

– GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn văn hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

– HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm…

– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

– Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạyHoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
– Gọi hai HS đọc bài tập đọc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.- Nhận xét và cho điểm HS.– HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
– GV đưa ra bức tranh minh họa SGK (phóng to), cho HS quan sát và yêu cầu cho biết tranh vẽ gì?

– Để hiểu chuyện gì đã xảy ra giữa cụ già và tên phát xít chúng ta cùng học bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

– HS: Tranh vẽ trên một toa tàu, cụ già cầm quyển sách đang giảng giải cho tên sĩ quan phát xít hiểu ra một điều gì đó.
– GV ghi tên bài lên bảng.– HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
– GV ghi bảng: Pa-ri, Hít-le, Sin-lơ, Vin-hem Ten, Mét–xi-na, Oóc-lê-ăng và luyện đọc cho HS.– HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh những tiếng phiên âm nước ngoài.
– GV yêu cầu một HS đọc toàn bài.– Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
– GV hướng dẫn HS chia đoạn.– HS nhận biết các đoạn của bài:

* Đoạn 1: Từ đầu đến … Chào ngài.

* Đoạn 2: Tiếp đến … điềm đạm trả lời.

* Đoạn 3: Còn lại.

– GV gọi ba HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).– Ba HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài.
– GV có thể ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện phát âm cho HS.– HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp.
– Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.– Ba HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.
– GV yêu cầu một HS đọc các từ được chú giải trong SGK.

– GV hỏi HS nêu thêm những từ mà các em chưa hiểu nghĩa, tổ chức cho các em tự giải nghĩa cho nhau hoặc giải nghĩa các từ mà các em không biết.

– Một HS đọc to các từ được chú giải. Cả lớp theo dõi trong SGK.

– HS có thể nêu thêm các từ mà các em chưa hiểu nghĩa, các em có thể trao đổi để giải nghĩa cho nhau hoặc nghe GV giải nghĩa.

– Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.– Hai HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
– Gọi HS đọc toàn bài.– Ba HS nối tiếp đọc nhau đọc từng đoạn của bài trước lớp.
– GV đọc diễn cảm bài văn.– HS theo dõi giọng đọc của GV.
b) Tìm hiểu bài
– GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi: Tên sĩ quan phát xít Đức khi bước vào toa tàu đã làm gì?– HS đọc thầm và trả lời: Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: Hít-le muôn năm!
– GV giảng giải: Bọn phát xít Đức rất cuồng tín, sùng bái Hít-le, chúng lấy lời tung hô thủ lĩnh làm lời chào trong quân đội. Tên phát xít này còn cuồng tín hơn, hắn chào ngay cả khi đi đường.

Đối với những người có mặt trong toa tàu lúc ấy , thì cử chỉ và lời hô của tên sĩ quan phát xít là quá bất ngờ và ngầm cho đó là một cử chỉ hài hước, lố bịch, đáng khinh!

– HS lắng nghe.
– Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo nhóm đôi trả lời câu hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?– Tên sĩ quan phát xít bực tức vì: Cụ già đáp lại lời hô cuồng nhiệt của hắn lời chào một cách lạnh lùng. Hắn càng bực hơn khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức thành thạo (đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức) nhưng không đáp lời hắn bằng tiếng Đức.
– Vì sao ông cụ không đáp lời tên sĩ quan phát xít bằng tiếng Đức?– HS trả lời:

+ Ông cụ ghét bọn phát xít hống hách xâm lược.

+ Cụ tế nhị bộc lộ thái độ bất bình với lời chào hợm hĩnh của tên phát xít.

– Nhà văn Đức Sin-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?– Ông cụ người Pháp đánh giá Sin-lơ là nhà văn quốc tế.
– Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, cả lớp theo dõi trao đổi theo nhóm trả lời câu hỏi: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?– HS thực hiện yêu cầu của GV, sau đó trả lời:

+ Sin-lơ xem các người là kẻ cướp.

+ Sin-lơ viết vở kẻ cướp tặng cho các người.

+ Các người không xứng đáng với Sin-lơ.

– GV nói thêm: Vở kịch của Si-le là “Những tên cướp” . Đó là một sự thật rành rành hiển nhiên. Nhưng câu trả lời ấy trong hoàn cảnh đối thoại lại ám chỉ: bọn phát xít Đức là lũ kẻ cướp! Đó là một cú đánh thâm hiểm chết người, kẻ bị hạ nhục cay cú nhưng không thể bắt bẻ được.– HS lắng nghe.
– Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi trả lời câu hỏi: Em hiểu ông cụ có thái độ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?– HS trao đổi trong nhóm, trả lời: Ông cụ am hiểu tiếng Đức, yêu những người Đức chân chính, nhưng rất căm ghét và khinh bỉ bọn phát xít, vì chúng đang giày xéo nước Pháp, chúng đang gây ra chiến tranh thế giới lần thứ 2.
c) Luyện đọc diễn cảm
– Gọi ba HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi bạn đọc.– Ba HS đọc nối tiếp diễn cảm ba đoạn của bài. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
– GV hướng dẫn HS nhận xét để xác lập kĩ thuật giọng đọc của bài.– HS nhận xét, xác lập được giọng đọc của bài: Giọng người dẫn chuyện tự nhiên nhấn giọng vào những từ ngữ diễn tả thái độ của các nhân vật.

Đọc phân biệt các lời đối thoại, thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh; tên sĩ quan phát xít hống hách hợm hĩnh nhưng dốt nát. Lời thoại cuối cùng (đọc hạ giọng, kéo dài giọng, ngưng một chút trước tiếng vở, nhấn giọng hai tiếng kẻ cướp) thể hiện ngụ ý hóm hỉnh, sâu cay của ông cụ.

– GV treo bảng phụ có ghi câu hội thoại và luyện đọc cho HS.

Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở / Kẻ cướp

– Một vài HS luyện đọc câu hội thoại.
– Yêu cầu HS luyện phân vai theo nhóm ba.– HS luyện đọc phân vai theo nhóm.

HS1 vai người dẫn chuyện, HS2 vai ông cụ, HS3 vai tên sĩ quan phát xít.

– Tổ chức hai nhóm HS đọc trước lớp.– Hai nhóm HS đọc nối tiếp bài trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc.
– GV nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò
– Nội dung câu chuyện nói về điều gì?– Tên sĩ quan phát xít hống hách bị một cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.

Xem thêm về 🌻 Những Con Sếu Bằng Giấy 🌻 Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án

2 Mẫu Cảm Thụ Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít Hay Nhất

Nhất định đừng bỏ qua 2 mẫu cảm thụ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít hay nhất.

Cảm Thụ Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít Đặc Sắc – Mẫu 1

Tác phẩm của Si-le và tên phát xít là bài đọc về câu chuyện với 2 nhân vật là tên sĩ quan Đức với một ông lão người Pháp. Câu chuyện được diễn ra trong thời gian nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, trên một chuyến tàu ở Pa-ri.

Ông cụ người Pháp đánh giá nhà văn Đức Si-le là một nhà văn quốc tế. Một nhà văn mà tác phẩm được toàn thế giới yêu thích, tên tuổi được cả nhân loại biết đến và kính trọng. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý ám chỉ bọn phát xít là bọn xâm lược chuyên cướp bóc.

Cảm Thụ Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít Tiêu Biểu – Mẫu 2

Câu chuyện là cuộc đối đầu giữa ông cụ người Pháp và tên sĩ quan Đức. Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.

Thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức:

  • Ông cụ thông thạo tiếng Đức và ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le.
  • Ông cụ không ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát-xít xâm lược đất nước ông.
  • Ông cụ căm ghét bọn phát xít Đức nhưng lại đọc thành thạo truyện của nhà văn Đức.

Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ám chỉ bọn phát xít Đức là những kẻ cướp. Qua đó, có thể thấy ông cụ người Pháp vừa thông minh, vừa hóm hỉnh.