24 Sep 2022 - 10 min read

Thác Mây với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và khí hậu mát mẻ chắc chắn là điểm du lịch hấp dẫn cho các bạn trẻ mùa hè này. Khi đến đây, bạn cũng có thể khám phá đời sống văn hóa của người Mông ở Thanh Hóa. Cùng Traveloka lên “kèo” cho chuyến đi của mình qua những kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa dưới đây!

Khám phá kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa (Ảnh: XIMGO)

1. Thác Mây Thanh Hóa - Nguồn gốc của huyền thoại chín bậc tình yêu

Thác Mây Thanh Hóa được xem là con thác đẹp nhất gắn liền với huyền thoại 9 bậc tình yêu. Thác Mây nằm trên con suối Làng Sủ, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành. Thác Mây chỉ cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km nên được coi là điểm đến hấp dẫn cho chuyến du lịch Thanh Hóa của bạn.

Thác Mây dài khoảng 100m gồm 9 ngọn thác lớn nhỏ được tạo thành bởi hệ thống núi đá vôi ở phía bắc Trường Sơn. Dòng nước từ độ cao khoảng 400m đổ xuống nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và huyền ảo đến ngỡ ngàng.

Không những thế, phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây với làn nước trong vắt, hòa cùng khung cảnh thiên nhiên hữu tình cũng níu chân bao khách du lịch. Con thác này còn được gọi là thác "chín bậc tình yêu".

Theo tương truyền, trong một lần đi ngao du hạ giới, 9 nàng tiên đã vô tình đi qua một thác nước tuyệt đẹp. Do không thể cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây nên 9 nàng tiên đã xuống tắm.

Thác Mây dài khoảng 100m gồm 9 ngọn thác lớn nhỏ (Ảnh: BDS)

2. Thời điểm lý tưởng cho chuyến du lịch Thác Mây

Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa, thời điểm lý tưởng nhất để đến thác Mây là vào mùa hè. Khi thác đổ xuống sẽ tạo thành một dòng suối mát lạnh, giúp bạn có thể tận hưởng cảm giác tắm thác một cách trọn vẹn nhất. Người ta ví thác Mây dịu dàng như một cô gái Mường, ngày đêm lẩm nhẩm một mình, tung bọt trắng xóa lên trời.

Thác Mây có nước quanh năm nhưng đẹp nhất có lẽ là vào các tháng 6, 7, 8. Vào những ngày nắng đẹp, cảm giác hồ nước mát lạnh như pha lê. Cũng vì lý do đó, khách du lịch thường đổ dồn đến tham quan thác Mây vào thời điểm này.

3. Chi phí du lịch thác Mây

Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa tự túc, khu du lịch này hoàn toàn miễn phí vé tham quan cho du khách. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 10.000 đồng để gửi xe. Ngoài ra, bạn nên đóng góp từ 5000đ đến 10.000đ cho quỹ bảo vệ môi trường an toàn tại đây.

Đối vơi chi phí ăn uống, bạn có thể tự mang đồ ăn chuẩn bị sẵn tại nhà để tiết kiệm chi phí. Nếu muốn thưởng thức các đặc sản vùng núi Thanh Hóa, bạn có thể đến các nhà hàng dưới chân núi với giá dao động khoảng 300.000 VNĐ - 500.000 VNĐ/ mâm.

Khu du lịch này hoàn toàn miễn phí vé tham quan cho du khách (Ảnh: XIMGO)

4. Cách di chuyển đến Thác Mây Thanh Hóa

Thác Mây ở đâu và đến Thác Mây như thế nào là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi đi du lịch Thanh Hóa. Để di chuyển từ Hà Nội đến Thanh Hóa với quãng đường khoảng 150 km, bạn có thể di chuyển bằng xe máy.

Từ Hà Nội, bạn đi theo hướng Quốc lộ 6, đến ngã tư Chương Mỹ và Xuân Mai thì rẽ trái. Đi tiếp đến Km0 Cúc Phương và qua cầu Cúc Phương, đến đầu cầu Sông Ngang thì rẽ phải. Từ đây đi thêm khoảng 10 cây số nữa bạn sẽ gặp một ngã ba, rẽ trái là bạn sẽ đến được Thác Mây.

5. Kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa - Check-in ở đâu để có những bức ảnh để đời?

5.1. Thác nước 9 bậc tình yêu

Trên đường đến Thác Mây, bạn sẽ đi qua một cây cầu gỗ làm bằng những cành cây dại bắc qua sông Ngang. Thác Mây có 9 bậc thác cao thấp gối chồng lên nhau như ruộng bậc thang bắt mắt. Từ trên cao nhìn xuống, dòng tác đẹp tựa như một dải lụa trắng xóa tuyệt đẹp.

Người Mường ở đây thường kể những truyền thuyết về con thác hiền hòa này. Theo tương truyền, 9 nàng tiên bay qua thác nước và tắm ở đây. Khi bay về trời, 9 nàng tiên để lại 9 dấu chân, tạo thành 9 bậc của thác nước như ngày nay.

Người ta tin rằng nếu các cặp đôi cùng nhau xuống thác, họ sẽ trở thành vợ chồng. Vì vậy, con thác thơ mộng này còn được gọi là “chín bậc yêu”.

Thác nước 9 bậc tình yêu (Ảnh: Gody)

5.2. Khám phá rừng quốc gia Cúc Phương

Thác Mây nằm trong vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương nên bạn có thể khám phá hệ động thực vật phong phú ở đây. Hệ sinh thái rừng quốc gia Cúc Phương rất đa dạng nên bạn có thể tự do khám phá các loài chim, động vật quý hiếm.

Có diện tích 25.000 ha, Vườn quốc gia Cúc Phương cũng là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Cúc Phương có đặc điểm là rừng mưa nhiệt đới quanh năm tươi tốt, hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nhiều loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy và bảo tồn tại đây, trong đó voọc quần đùi đen trắng được coi là biểu tượng của rừng Cúc Phương.

Người lớn: 60.000 VND/ người

Học sinh, sinh viên: 20.000đ/ người

Trẻ em: 10.000 VND/ người

Khám phá rừng quốc gia Cúc Phương (Ảnh: Msquare)

5.3. Trải nghiệm văn hóa người dân bản địa

Nếu muốn nghỉ ngơi tại thác Mây, bạn có thể tham khảo các homestay dưới chân thác. Bạn không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên xanh mát mà còn được nếm thử những món ăn đặc sản của người Mường như ốc đá, nem thính, thịt trâu lá lồm, cá thính sông Ngang…

6. Ăn gì ở Thác Mây Thanh Hóa?

Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa, dịch vụ du lịch ở đây chưa phát triển nên các điểm ăn uống còn tương đối hạn chế. Vì vậy, để thuận tiện và tiết kiệm, du khách có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn khi đến đây.

Nếu du khách từ xa đến muốn thưởng thức đặc sản Thanh Hóa có thể thuê nhà sàn để ăn trưa (không nghỉ qua đêm). Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng của xứ Thanh như: xôi nếp nướng, rau sắng nấu canh, ốc đá xào, thịt trâu nướng lá lồm, gà đồi nướng,… Tất cả các nguyên liệu đều tươi ngon và được chế biến cầu kì, mang hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Những món ăn đặc trưng của xứ Thanh (Ảnh: aFamily)

8. Gợi ý cho chuyến đi trong ngày đến Thác Mây

Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa, nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn nên bắt đầu hành trình từ sáng sớm vì lúc này trời cũng mát và dễ đi hơn. Bạn đi theo đường Hồ Chí Minh, ra khỏi Vườn Cúc Phương, rẽ phải 10km là đến thác Mây.

Trên đường đến thác Mây, cảnh đẹp hai bên đường sẽ khiến bạn ngỡ ngàng như cảnh sông Ngang thơ mộng và hình ảnh buông thả nên thơ của chiếc cầu tre. Ngoài ra, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của nơi đây, bạn nên tổ chức cắm trại tại thác, dã ngoại qua đêm hoặc ở homestay.

Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa, giá một đêm nghỉ tại homestay dao động từ 50.000 VNĐ/ người/ đêm, phí gửi xe khoảng 10.000 VNĐ/ xe. Tuy nhiên, không có nhiều dịch vụ du lịch phát triển ở đây, vì vậy hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cắm trại và đồ ăn cho chuyến đi của mình nhé!

Vì thác Mây nằm trong Vườn quốc gia Cúc Phương nên cũng có thể kết hợp hai địa điểm tham quan. Không gì tuyệt vời hơn khi vừa tham quan hệ sinh thái phong phú của Cúc Phương, sau đó nghỉ ngơi và đắm mình trong làn nước mát lạnh của Thác Mây vào cuối ngày.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tham quan Suối Cá Thần Cẩm Lương ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa trên đường đến với Thác Mây. Đây sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời cho chuyến đi của bạn, vì cảnh đẹp hai bên đường sẽ làm tan biến mọi mệt mỏi của bạn.

Kết hợp tham quan Suối Cá Thần Cẩm Lương ở Cẩm Thủy (ảnh: Postum Travel)

Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa, du khách nên lưu ý những điểm sau:

Đường đến thác Mây hơi gập ghềnh và ngoằn ngoèo nên bạn phải cẩn thận khi cầm lái. Trước khi đi, bạn nên kiểm tra xe cẩn thận và đổ xăng đầy đủ.

Khi vui chơi tại thác Mây, bạn lưu ý không xả rác xuống thác và các khu vực xung quanh để bảo vệ môi trường.

Nếu muốn thử nghiệm cảm giác tắm thác, bạn cần chuẩn bị đầy đủ đồ bơi, máy sấy, khăn tắm.

Một số lưu ý để chuyến đi thác Mây của bạn trọn vẹn hơn @internet

Thác Mây không chỉ có vẻ đẹp thơ mộng mà còn có dòng nước mát lạnh quanh năm. Vì vậy, đây là điểm đến lý tưởng nhất, thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng dù dịch vụ du lịch chưa phát triển. Hy vọng những kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa trên đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho một chuyến du lịch vui vẻ, an toàn và có nhiều trải nghiệm lý thú. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Traveloka để khám phá du lịch trên khắp đất nước nhé!