Lượt xem: 618
Tuần thứ 20 của thai kỳ là dấu mốc của một nửa chặng đường mang thai. Những chuyển động đạp rõ ràng của thai nhi sẽ khiến mẹ háo hức muốn biết bé yêu của mình đã lớn thế nào? Dù vẫn đang trong giai đoạn thoải mái của thai kỳ nhưng mẹ cần phải lưu ý những thay đổi trên cơ thể mình. Cùng Bluecare tìm hiểu rõ hơn về thai nhi 20 tuần tuổi nhé!
1. Siêu âm thai nhi 20 tuần chúng ta thấy điều gì?
Siêu âm tuần thứ 20 là bước chuyển tiếp quan trọng giúp mẹ nắm được những thay đổi, sự phát triển của mẹ và bé. Mục đích của chuyến siêu âm này là xem xét các giải phẫu của thai nhi và xác định xem tất cả có bình thường không. Những bất thường về tủy sống, khiếm khuyết não, tim, và bất thường cơ hoành đã có thể được phát hiện ở lần siêu âm này.
Siêu âm 20 tuần cũng giúp mẹ nắm rõ chi tiết về tử cung, nhau thai và nước ối. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên cũng như khuyến nghị liên quan đến kế hoạch sinh nở của mẹ để giúp đảm bảo rằng em bé được an toàn.
Mẹ có thể bất ngờ khi đi siêu âm thai nhi 20 tuần tuổi. Bởi em bé lúc này thường xuyên quậy tung tăng, cử động liên tục trong bụng mẹ. Thậm chí có bé còn tinh nghịch duỗi chân, đứng dậy trong bụng mẹ nữa đấy!
2. Video thai nhi 20 tuần tuổi
3. Thai nhi 20 tuần là mấy tháng?
Đây có lẽ là câu hỏi của không ít mẹ vì đang quá trông ngóng con chào đời. Mang thai 20 tuần nghĩa là mẹ đang ở 3 tháng giữa thai kỳ, cụ thể hơn là 4 tháng 3 tuần. Hay nói cách khác là mẹ đã chuẩn bị sang tháng thứ 5 tháng rồi đấy. Một nửa quá trình mang thai đã trôi qua và thời gian đón bé chào đời chỉ còn 20 tuần nữa.
Kích thước và cân nặng thai nhi 20 tuần
Thai nhi 20 tuần nặng bao nhiêu kg? Em bé lúc này có kích thước tương đương một quả chuối. Cụ thể thai nhi tuần 20 có chiều dài từ đầu đến chân khoảng 25 – 27cm tí và nặng khoảng 315 – 340g.
Tư thế nằm của thai nhi 20 tuần
Giai đoạn này em bé đang phát triển khá nhanh. Do đó vị trí của thai nhi 20 tuần cũng có nhiều sự thay đổi. Bé chiếm chỗ ngày càng lớn ở trong tử cung và chen chúc, gây áp lực lên phổi, dạ dày, bàng quang và thận của mẹ.
Đến tuần thứ 20, hệ xương của bé tương đối cứng cáp nên thai nhi cũng “tinh nghịch” hơn nhiều. Mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được cử động của con. Nhất là vào buổi tối hay khi mẹ nghỉ ngơi, thai nhi 20 tuần sẽ đạp nhiều, đạp mạnh. Thậm chí dang tay dang chân, lúc thì quay ngang, lúc lại trườn xuống bụng dưới,… Cảm nhận về em bé trong bụng rõ ràng hơn hơn vì thai máy ngày một mạnh mẽ hơn.
Những phát triển mới của thai nhi 20 tuần
Về sự hình thành các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Thai nhi 20 tuần đã xuất hiện hai hàng lông mày cùng các sợi lông mi bé xíu. Theo đó, tóc của bé cũng mọc dài hơn.
Bộ phận sinh dục cũng phát triển và phân chia rõ ràng thành âm đạo hay tinh hoàn. Vì thế, lúc này khi đi siêu âm mẹ đã biết chắc chắn hơn về giới tính thai nhi là trai hay gái.
Bao phủ toàn bộ cơ thể bé lúc này là chất sáp gây màu trắng gọi là vernix. Lớp chất này đóng vai trò bảo vệ làn da mỏng manh của bé, tránh bị nứt nẻ hay trầy xước. Đồng thời hỗ trợ cho quá trình sinh thường bé có thể dễ dàng di chuyển qua tử cung hơn.
Một điều đặc biệt nữa ở tuần 20 đó là thai nhi đã biết nuốt dịch ối. Lúc này thận sẽ bắt đầu quá trình bài tiết nước tiểu. Đồng thời các giác quan của bé cũng phát triển ở mức cao nhất. Tế bào thần kinh phân chia rõ ràng 5 giác quan là thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác.
5. Mang thai 20 tuần mẹ có những thay đổi thế nào?
Cùng với sự phát triển mỗi ngày của em bé trong bụng, mẹ bầu ở tuần thứ 20 cũng có những thay đổi mới.
Hình ảnh bụng bầu 20 tuần
Mặc dù em bé 20 tuần đang phát triển nhanh chóng. Nhưng ngoại hình của mẹ vẫn chưa quá nặng nề. Vì vậy hãy tận hưởng sự thoải mái trong giai đoạn mang thai này trước khi mẹ trở nên khệ nệ hơn.
Kích thước bụng bầu 20 tuần
Vào tuần 20, khi đi siêu âm mẹ sẽ được bác sĩ xác định số đo vòng bụng. Số đo này được tính theo chiều dài xương mu tới đỉnh tử cung của mẹ, và theo số tuần mang thai cộng hoặc trừ đi 2cm.
Nếu con số đo được cao hoặc thấp hơn số đo trung bình. Thì mẹ có nguy cơ mắc một số vấn đề như: tiểu đường thai kỳ, tình trạng tăng trưởng hoặc là sụt cân khi mang thai. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, mẹ hãy trao đổi kỹ hơn với bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Về cân nặng, tính theo chỉ số khối cơ thể thì mẹ mang thai 20 tuần sẽ tăng khoảng 11 – 15kg. Mẹ có chỉ số cao hơn mức BMI trung bình khi mang thai chỉ được phép tăng từ 6 – 11kg. Mẹ có chỉ số thấp hơn mức trung bình sẽ cần tăng từ 12 – 18kg.
Những thay đổi sinh lý khi mẹ mang thai tuần thứ 20
Giai đoạn giữa thai kỳ là thời điểm một số thay đổi cơ thể mẹ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Ngoài chứng phù nề, ợ nóng, chuột rút,… tiếp diễn từ các tuần trước đó. Thì lượng khí hư lúc này cũng không ngừng gia tăng cho tới khi mẹ sinh xong. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể để tránh nhiễm khuẩn âm đạo. Tuy nhiên nếu thấy tiết dịch bất thường như màu vàng, xanh hoặc bốc mùi khó chịu. Mẹ nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra nhé.
Tình trạng sữa non chảy rỉ ra hoặc đầu vú có nhiều dịch trắng cũng là hiện tượng mẹ gặp phải ở tuần 20 này. Đây là cơ chế tiết sữa bình thường để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ. Vì vậy mẹ không nên lo lắng, cố nặn sữa ra. Lưu ý khi tắm rửa mẹ vệ sinh sạch sẽ núm vú là được.
Ngoài ra, do em bé đã bắt đầu chiếm lĩnh hệ tiêu hóa của mẹ. Nên các triệu chứng ợ nóng hoặc bội thực sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Mẹ nên để ý đến khẩu phần ăn hàng ngày. Tránh xa các loại thực phẩm có vị chua và chứa nhiều axit.
6. Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm?
Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm đặc biệt là ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Có một số dấu hiệu mẹ nên để ý cho thấy thai nhi vẫn đang khỏe mạnh như:
- Theo dõi cử động thai nhi: Việc theo dõi cử động thai thường xuyên sẽ giúp mẹ nhận biết được con vẫn đang lớn lên khỏe mạnh mà không cần sử dụng phương pháp siêu âm. Nếu thai nhi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút thì có thể gọi là dấu hiệu thai phát triển tốt.
- Lắng nghe nhịp tim thai: Mẹ bắt đầu cảm nhận được nhịp đập tim thai vào khoảng tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Một số bác sĩ cũng đếm nhịp tim thai với ống nghe chuyên dụng. Thai nhi khỏe mạnh sẽ có nhịp tim thai đạt từ 110-160 nhịp/phút.
- Cân nặng của mẹ bầu tăng đều đặn: Mẹ bầu tăng cân đều đặn cũng là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Với những mẹ bầu có thể trạng trung bình, số cân nặng tăng khoảng 10-12kg là hợp lý. Kích thước vòng bụng của mẹ cũng sẽ lớn dần hơn theo mỗi tháng.
7. Những dấu hiệu thai nhi yếu mẹ bầu cần hết sức lưu ý
Một nguyên nhân lớn khiến mẹ bầu khi mang thai đến tuần thứ 20 vẫn dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Đó là do em bé trong bụng phát triển chậm, yếu, không ổn định. Vì vậy, mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu thai yếu để bác sĩ can thiệp kịp thời và có biện pháp hỗ trợ mẹ duy trì thai kỳ khỏe mạnh.
Cụ thể, khi thấy các dấu hiệu điển hình như: ra máu âm đạo bất thường, dịch tiết âm đạo nhiều, sốt cao không giảm, ngứa ngáy toàn thân, cử động thai nhi bất thường, mất cảm giác căng tức ngực hoặc sữa non chảy nhiều, đi tiểu quá ít và tăng cân ít hoặc nhanh, đau đầu dữ dội,… Mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra nhé!
8. Thai nhi 20 tuần máy ít có sao không?
Thai máy ít hay nhiều tùy thuộc vào sự phát triển riêng của từng thai kỳ. Có hôm thai nhi đạp nhiều khiến mẹ không thể ngủ nhưng cũng có hôm con lại đạp ít.
Tuy nhiên, nếu thai nhi 20 tuần tuổi máy dưới 10 lần trong khoảng 2 tiếng thì có thể em bé đang gặp vấn đề gì đó. Để yên tâm thì mẹ nên đi khám và siêu âm kiểm tra tình hình phát triển của con nhé.
Một mẹo nhỏ giúp mẹ chọc thai nhi đạp là hãy uống một ly nước mát, một cốc nước mía hay nước trái cây thật chậm rãi. Có thể em bé đang ngủ trong bụng mẹ và cách này sẽ làm thức tỉnh con. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ấn ngón tay vào bụng một cách nhẹ nhàng. Sau khi thai nhi cảm nhận được sự tiếp xúc sẽ đáp lại với những đầu ngón lò dò của mẹ và sẽ chuyển động thôi.
Giai đoạn này hệ thần kinh của con đã phát triển một cách tương đối. Vì vậy, cả bố và mẹ đều được khuyến khích trò chuyện với thai nhi ít nhất 15 phút mỗi ngày. Khi thấy trẻ đang xoay đạp trong bụng, đó là thời điểm lý tưởng nhất để trò chuyện với con. Điều đó có nghĩa là trẻ đang thức và sẵn sàng được vui chơi, học hỏi bằng âm thanh và cử động.
Hãy nói với con bằng giọng nhẹ nhàng và ngọt ngào. Bố mẹ có thể trò chuyện, đọc sách, kể chuyện cho bé nghe. Kết hợp hát và cho bé nghe nhạc hằng ngày sẽ giúp thai nhi thông minh ngay từ trong bụng.
9. Chế độ ăn uống: thai nhi 20 tuần nên ăn gì?
Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất để thai nhi tăng trưởng ổn định.
- Các thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu tuần thứ 20 là 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Trong đó nên ăn nhiều các các loại rau xanh lá. Như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, cải bắp để bổ sung axit folic và sắt tự nhiên.
- Đồng thời, tuần thứ 20 nên bổ sung tinh bột, ngũ cốc nguyên cám mỗi bữa sáng. Như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì ống và gạo…
- Dùng các sản phẩm từ sữa ít béo 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo mẹ bầu có đủ lượng canxi.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, đậu lăng, đậu phụ… hai lần mỗi ngày để đáp ứng các nhu cầu về protein và sắt cho cơ thể mẹ và thai nhi.
- Ăn các loại cá béo ít nhất 1 lần/tuần để có hàm lượng axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi.
- Chọn các đồ ăn nhẹ, bổ dưỡng như trái cây, sữa chua, ngũ cốc thay vì các thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo.
- Lưu ý không uống các thức uống có cồn, cũng như ăn thực phẩm tái, sống nhé!
Và trên đây là những chia sẻ về sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi. Hy vọng có thể đem đến cho mẹ những thông tin hay và hữu ích. Bật mí sang tuần 21, em bé và mẹ sẽ trải qua nhiều điều kì diệu hơn, cùng đón chờ nhé.
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare