Quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế tương đối cơ bản của hoạt động sản xuất, cũng như lưu thông hàng hóa. Bất kỳ đâu có diễn ra hoạt động sản xuất, hay hoạt động trao đổi sản phẩm với nhau thì nơi đó chắc chắn sẽ có sự xuất hiện và luôn phát huy tối đa tác dụng của quy luật kinh tế này.
Vậy khái niệm quy luật giá trị là gì và nó mang đến những tác động gì tới thị trường kinh tế, hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết sau đây của Tikop.
Khái niệm về quy luật giá trị
Quy luật giá trị chính là một quy luật kinh tế tương đối căn bản của hoạt động sản xuất và việc đảm bảo sự lưu thông hàng hóa. Ở đâu diễn ra các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá, sản phẩm thì ở đó luôn có sự xuất hiện, cũng như ảnh hưởng của quy luật giá trị. Một trong những yêu cầu chung của quy luật này thường thể hiện rất rõ thông qua hoạt động sản xuất và trao đổi sản phẩm, hàng hóa dựa trên các cơ sở của sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
Trong hoạt động sản xuất, người luôn tham gia thực hiện sản xuất phải có sự hao phí một lượng sức lao động cá biệt của bản thân nhỏ hơn hoặc bằng với mức độ hao phí sức lao động của xã hội cần thiết, thì mới có thể đạt được những lợi thế lớn trong cạnh tranh kinh tế. Lợi thế cạnh tranh kinh tế này cũng là các lợi thế có thể giúp cho người sản xuất đó có được những ưu thế đặc biệt hơn so với những người hay tổ chức sản xuất khác xuất hiện trên thị trường.
Mọi hình thức hoạt động của các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá luôn phải chịu sự tác động của quy luật giá trị. Quy luật này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, cũng như tác động đến sự phân hoá giàu nghèo, hay các cuộc cạnh tranh kinh tế không lành mạnh.
Sự vận động của quy luật giá trị trong nền kinh tế như thế nào?
Quy luật giá trị đã và đang tự động điều tiết tỷ lệ phân chia các loại tư liệu sản xuất, cũng các hình thức tiêu hao sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn giúp hỗ trợ việc thu hút hàng hóa từ những nơi có giá thành thấp đến với những nơi có giá thành cao hơn, góp phần làm cho các tỷ lệ hàng hóa giữa các vùng xuất hiện sự cân bằng kinh tế nhất định.
Thúc đẩy việc cải tiến khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa các hoạt động sản xuất, nhằm cải thiện năng suất lao động, cắt bớt chi phí không cần thiết để hạ giá thành hàng hoá. Bởi vì trong vấn đề sản xuất hàng hóa, để có thể tồn tại và kinh doanh có lãi, các tổ chức hoặc cá nhân sản xuất đều phải tìm cách làm cho mức độ hao phí lao động cá biệt của mình luôn ở mức thấp nhất hoặc bằng với mức lao động xã hội cần thiết.
Những tác động của quy luật giá trị đến thị trường
Quy luật giá trị thường sẽ gắn liền nền kinh doanh sản xuất hàng hoá đó còn các hoạt động trên một phạm vi thị trường cực kỳ rộng lớn và xuyên suốt trong một thời gian dài. Vai trò cũng như phạm vi hoạt động của quy luật này thường sẽ biến đổi liên tục theo từng thời kì cùng với đó là sự chuyển biến của các mối quan hệ sản xuất, của các lực lượng sản xuất với sự phát triển trong vấn đề phân công lao động trong xã hội.
Và dưới đây là những tác động của quy luật này đến với thị trường qua các phương diện sau:
3.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Điều tiết các hoạt động sản xuất còn mang đến ý nghĩa là điều khiển, cũng như phân bổ đều đặn các yếu tố sản xuất của thị trường giữa các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất hàng hoá khác nhau.
Nếu cung nhỏ hơn cầu: Thì giá cả sẽ có phần lớn hơn giá trị, nghĩa là các loại hàng hóa đã và đang sản xuất ra sẽ mang đến lợi nhuận cao, bán chạy.
Nếu cung lớn hơn cầu: Thì các loại hàng hóa đã và đang sản xuất ra có phần nhiều hơn so với nhu cầu thực tế của thị trường, giá cả cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nên sẽ thấp hơn giá trị đã định, hàng hóa khó buôn bán, sản xuất cũng hầu như không mang lại lợi nhuận tốt.
Nếu cung bằng cầu: Trong trường hợp này thì giá cả sẽ trùng hợp với giá trị. Lúc này, đối với nền kinh tế các chuyên gia kinh tế sẽ thường đánh giá là “bão hòa”.
3.2 Tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật
Trong nền kinh tế hàng hoá thị trường hiện đại ngày nay, mỗi người hay tổ chức chuyên sản xuất hàng hóa đều được coi là một chủ thể sản xuất có tính chất hoàn toàn độc lập trong toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy nên sự hao tổn về sức lao động của các chủ thể cũng được coi là có điểm khác biệt.
Để có thể giành được nhiều hơn lợi thế lớn hơn trong cạnh tranh, tránh được những nguy cơ như: vỡ nợ, phá sản, các chủ thể kinh doanh phải hạ thấp chi phí liên quan trong đó có cả lao động cá biệt của mình sao cho nó nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết để tránh tình trạng bị lỗ vốn.
Muốn được như thế, các nhà sản xuất cần phải áp dụng các cải tiến về khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất nhằm tăng năng suất, làm giảm chi phí liên quan bao gồm cả lao động.
3.3 Tác động phân hóa tầng lớp giàu, nghèo
Trong suốt quá trình cạnh tranh, cũng như theo đuổi giá trị thì tất yếu vẫn dẫn đến một số kết quả như:
Những người có sẵn cho mình điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, cũng như khả năng nhận thức, học thức tốt hơn, còn được trang bị nền tảng kỹ thuật tốt nên sẽ có mức hao phí lao động cá biệt trong hoạt động sản xuất thường thấp hơn mức hao phí lao động xã hội tối thiểu cần thiết.
Từ đó mà họ có thể dễ dàng thu được nhiều lợi nhuận hơn hẳn, đồng thời họ cũng nhanh chóng trở thành tầng lớp người giàu. Ngược lại những người không may mắn có được các lợi thế cạnh tranh như trên sẽ nằm nhiều phần bị thua lỗ và khó thành công hơn, từ đó họ cũng trở thành tầng lớp người nghèo.
3.4 Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế
Việc chuyển từ chế độ kinh doanh tập trung quan liêu bao cấp sang đến nền kinh tế thị trường mở cửa thì đi cùng với đó sẽ là việc cần phải loại bỏ một số cơ chế xin cho, cấp phát, hoặc là bảo hộ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh lỗi thời.
Mỗi một doanh nghiệp đều phải tự hạch toán, và phát triển theo hướng không bị ràng buộc chặt chẽ với các chỉ tiêu sản xuất mà luật của nhà nước đưa ra và phải luôn tự mình nghiên cứu để có thể tìm ra hướng phát triển thị trường phù hợp với phần lớn các loại sản phẩm của mình đang phát triển. Việc thực hiện này sẽ dẫn đến sự phân đoạn thị trường nhằm mục đích xác định sẽ tấn công vào đâu, và tấn công bằng những loại hàng hóa, hay dịch vụ gì.
Ngoài ra, cùng với xu hướng ngày nay đang là công khai và minh bạch tài chính doanh nghiệp để có thể bắt đầu các giao dịch trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy quá trình tiến hành gia nhập AFTA , WTO, mỗi cá nhân hay mỗi tổ chức đều cần phải tự nâng cao sức cạnh tranh của bản thân để có thể đứng vững trước các khó khăn, bão táp khi bắt đầu quá trình hội nhập quốc tế ập đến.
Sức cạnh tranh của mỗi tổ chức sẽ được nâng cao hơn ở đây là đang nói đến sức cạnh tranh thị trường giữa các doanh nghiệp đang kinh doanh trong nước với doanh nghiệp nội địa, giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong nước với các doanh nghiệp từ nước ngoài.
Hoặc giữa các cá nhân kinh doanh trong nước với các cá nhân làm ăn trong nước, hay giữa các cá nhân trong nước với các cá nhân kinh doanh từ nước ngoài (các bạn cũng có thể coi đây là một trong những hệ quả tất yếu của việc phát triển lớn mạnh của lực lượng sản xuất)
3.5 Thúc đẩy sự năng động cho nền kinh tế thị trường
Sự năng động của thị trường còn được thể hiện rất nhiều ở sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế.
Bởi vì, việc phát triển tạo nên nhiều thành phần kinh tế khác nhau sẽ có tác dụng giúp thu hút thêm nhiều nguồn nhân lực vào các hoạt động kinh tế, giúp phát huy tối đa nội lực, tận dụng triệt để nguồn nhân lực để có thể sản xuất ra thật nhiều các sản phẩm, hàng hóa thu về lợi nhuận (có thể là lợi nhuận siêu ngạch và lợi nhuận độc quyền) hay cũng có thể giúp nâng cao trình độ sản xuất và dây chuyền trong một ngành nghề, một lĩnh vực nhất định nào đó.
3.6 Đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế
Với mục đích tìm kiếm nguồn lợi nhuận, hoặc siêu lợi nhuận. Sự đầu tư liên tục trong nước và nguồn đầu tư đến từ nước ngoài ngày một trở nên phát triển, hay nói cách khác việc này cũng giúp là thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Mỗi nước đều có một số ưu thế, cũng như lợi thế riêng. Thường sẽ do thời gian, hoặc trình độ hoặc kiến thức xuất phát điểm của mỗi nền kinh tế đều khác nhau nên khi các nước này có thể đang cần vốn, nhưng đối với nước kia thì lại dư thừa. Do tốc độ phát triển nền kinh tế khác nhau nên khi quốc gia này đang trên đà phát triển thì đất nước kia lại có vẻ quá lạc hậu.
Tất cả đều là do sự phân bố tài nguyên tự nhiên khác nhau mới dẫn đến tình trạng nước này có điều kiện sản xuất tốt, nhưng đất nước khác thì lại có điều kiện sản xuất không bằng và đây cũng là điểm mấu chốt tạo ra một số lợi thế so sánh trên thị trường.
Điều này cũng giúp thúc đẩy sự chuyên môn hoá cao, cùng với đó là thúc đẩy sự hợp tác hoá sản xuất để có thể kiểm soát chi phí sản xuất tối ưu và tuân theo những điều tiết của quy luật giá trị mang lại. Việc điều tiết chi phí sản xuất thấp sẽ giúp cho giá cả hàng hoá thấp, và nhờ đó có thể dễ dàng thắng trên mọi thị trường.
3.7 Hỗ trợ sự hình thành giá cả
Hình thức vận dụng triệt để quy luật giá trị tập trung nhất là vào khâu hình thành giá cả sản phẩm. Giá cả là một trong những hình thức thể hiện giá trị bằng tiền. Do đó khi xác định cụ thể giá cả bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu khách quan là luôn lấy giá trị làm cơ sở, nó sẽ phản ánh đầy đủ các hao phí về yếu tố vật tư và sức lao động dùng để sản xuất hàng hoá.
Giá cả luôn phải bù đắp các loại chi phí sản xuất hợp lý, tức là phải bù đắp giá thành sản xuất, đồng thời nó cũng phải bảo đảm mang về một mức lãi suất thích đáng để có thể tái sản xuất và mở rộng quy mô.
Đó là một trong những nguyên tắc chung để có thể áp dụng phổ biến cho hầu hết các mối quan hệ trao đổi, quan hệ có lợi giữa các xí nghiệp quốc doanh liên kết với nhau, cũng như giữa nhà nước với nông dân.
Vai trò của quy luật giá trị đối với nền kinh tế
Quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường thường đóng một vai trò quan trọng. Nó đã và đang tự động điều tiết các tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất, cùng với sức lao động phù hợp đến với các ngành sản xuất khác nhau trên thị trường, nhằm đáp ứng hầu hết các nhu cầu xã hội và giúp kích thích sự tăng trưởng, và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Đồng thời, nó cũng giúp thu hút thêm các mặt hàng hóa đến từ các nơi khác có giá cả thấp hơn đến những nơi có giá thành hàng hoá cao hơn để buôn bán, góp phần thúc đẩy giúp cho hàng hóa giữa các khu vực dần dần trở nên có sự cân bằng và ổn định.
Quy luật giá trị cũng mang đến sự kích thích cải tiến về kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất trở nên ngày một hiện đại hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động và đồng thời có thể giúp hạ giá thành sản phẩm.
Kết luận
Với bài viết trên Tikop đã có những chia sẻ về khái niệm quy luật giá trị với mong muốn giúp các bạn nắm được rõ hơn về vai trò và vị trí của quy luật này với nền kinh tế xã hội. Việc áp dụng đúng quy luật giá trị vào phát triển sản xuất có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng đạt được những hiệu quả ngoài mong đợi trong các hoạt động kinh doanh đa dạng như sản xuất, tiêu thụ hàng hoá.
Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop
Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận
Bài viết có hữu ích không?
Cảm ơn phản hồi của bạn !
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả
Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!
Phương Uyên
17/01/2024
Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết
Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
Lê Thị Thu
18/10/2023
Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.
Tikop
25/02/2024
Đường đến đầu tư dài hạn
Để gia tăng tài sản ròng của một người hay hộ gia đình, không có cách nào tốt hơn là đầu tư. Nhưng thực tế từ trước đến nay cho thấy kỳ vọng kiếm tiền nhanh phần lớn là sai lầm, và thay vào đó đầu tư dài hạn là cách đã giúp rất nhiều người thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.
Tikop
16/01/2024