Trọng lượng là gì? | Đơn vị đo trọng lượng | Công thức tính

Hiện nay nhiều người vẫn lầm tường rằng việc con người và các vật không bị hất văng ra khỏi Trái Đất là do trọng lượng, nhưng thực tế là do trọng lực. Vậy trọng lượng là gì? Đơn vị đo trọng lượng và công thức tính trọng lượng ra sao? Điểm khác biệt giữa trọng lực và trọng lượng là những gì? Bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc các vấn đề trên.

Trọng lượng là gì?

Trọng lượng là gì? Trọng lượng của một vật chính bằng lực mà lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng nên nó. Một định nghĩa khác về trọng lượng thì trọng lượng được hiểu là sức nặng của một vật được thể hiện qua giá trị của cân lò xo hoặc lực kế lò xo. Trọng lượng được ký hiệu là chữ P.

Trọng lượng thường được dùng trong tính toán và đo lường, và nó dễ bị nhầm với khác đơn vị đo lường khác như: khối lượng, trọng lực,… Do đó thì qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn trọng lượng là gì, tránh những sự nhầm lẫn không đáng có.

2. Đơn vị đo trọng lượng

đơn vị đo trọng lượng

Trọng lượng là một công cụ dùng với mục đích đo lường, do đó thì nó có đơn vị đo. Đơn vị đo trọng lượng là Newton, ký hiệu là N – được lấy từ tên của nhà vật lý vĩ đại Isaac Newton. Các nhà vật lý đã chứng minh, với trọng lượng là 1N thì vật đó có khối lượng 100g.

3. Công thức tính trọng lượng

công thức tính trọng lượng

Với đáp án của câu hỏi “Trọng lượng là gì?” như trên, ta chưa thể áp dụng để tính được trọng lượng của một vật. Dể là được điều đó ta cần biết được công thức tính trọng lượng. Công thức tính trọng lượng theo khối lượng hay đôi khi người ta còn gọi đây là công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = m.g, mặt khác trọng lượng cũng là một lực nên đôi khi ta còn có thể nhìn thấy một công thức tính trọng lượng khác là: F = m.g

Trong đó:

  • P là trọng lượng của vật (đơn vị đo trọng lượng là N)
  • m là khối lượng của vật (đơn vị đo khối lượng là kg)
  • g là gia tốc trọng trường (đơn vị đo là m/s²). Gia tốc trọng trường thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách của vật so với bề mặt Trái Đất. Tại mặt tiếp xúc với Trái Đất giá trị của gia tốc trọng trường là khoảng 9,8 m/s² , tuy nhiên thì đôi khi trong tính toán người ta cũng làm tròn con số này lên là 10 m/s². Trên mặt trời thì con số này lên tới 274 m/s², gấp khoảng 28 lần so với nếu bạn ở trên mặt đất. Do đó bạn có thể nặng hơn 28 lần nếu ở trên Mặt Trời.

4. Trọng lượng riêng là gì?

trọng lượng riêng là gì

Trọng lượng riêng (ký hiệu: d) là trọng lượng của một mét khối trên một vật thể. Đơn vị đo trọng lượng riêng là Newton trên mét khối, ký hiệu: N/m³.

Tính trọng lượng riêng của một vật bằng cách lấy trọng lượng của vật đó chia cho thể tích của vật: d= P/V. Trong đó:

  • d là trọng lượng riêng (N/m³)
  • P là trọng lượng của vật (N)
  • V là thể tích của vật (m³)

Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức tính trọng lượng của vật theo thể tích và trọng lượng riêng như sau: P=d.V

5. Trọng lượng riêng của một số chất

Trọng lượng riêng của nước tinh khiết là 10.000 N/m³

Trọng lượng riêng của sắt thép là 78.000 N/m³

Trọng lượng riêng của vàng: 193.000 N/m³

Trọng lượng riêng của bạc: 105.000 N/m³

Trọng lượng riêng của dầu hỏa: 8.000 N/m³

Trọng lượng riêng của xăng: 7.000 N/m³

6. Sự khác biệt giữa trọng lượng và trọng lực

sự khác biệt giữa trọng lượng và trọng lục

Qua phần giải đáp “Trọng lượng là gì?” ở trên, liệu bận đã phân biệt được sự khác biệt giữa trọng lực và trọng lượng?

Trọng lực của vật là lực hút giữa vật và Trái Đất (lực hấp dẫn) và lực quán tính li tâm gây ra bởi chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó. Trong khi đó trọng lực là lực mà lực hút Trái Đất tác dụng lên vật thể đó hay đó chính là độ lớn của trọng lục tác dụng lên vật.

Sự giống nhau của trọng lực và trọng lượng:

  • Cả hai đều hình thành nhờ lực hút của Trái Đất.
  • Đơn vị đo trọng lượng và trọng lực đều là Newton.

Sự khác biệt của trọng lực và trọng lượng:

  • Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật thể bất kỳ. Trọng lực có phương và hướng: phương của trọng lực là phương thẳng đứng, và hướng từ trên xuống dưới.
  • Trọng lượng là lực mà lực hút tác động lên vật thể đó hay nói cách khác nó là độ lớn của trọng lực. Trọng lượng thì không có hướng và chiều.

Qua bài viết này Vimi hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn khái quát với các vấn đề như: Trọng lượng là gì? Đơn vị đo trọng lượng? Phân biệt giữa trọng lượng và trọng lực. Xin cảm ơn các bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết.