Cu + Cl2 → CuCl2 | Cu ra CuCl2

Admin

Phản ứng Cu + Cl2 → CuCl2

Cu + Cl2 → CuCl2 (ảnh 1)

1. Phương trình hoá học của phản ứng Cu tác dụng với Cl2

Cu + Cl2 t° CuCl2

Cách lập phương trình hoá học theo phương pháp thăng bằng electron:

Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:

Cu0+Cl02t°Cu+2Cl12

Chất khử: Cu; chất oxi hoá: Cl2.

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử

- Quá trình oxi hoá: Cu0Cu+2+2e

- Quá trình khử: Cl20+2e2Cl1

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá

1×1×Cu0Cu+2+2eCl20+2e2Cl1

Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

Cu + Cl2 t°CuCl2

2. Điều kiện để Cu tác dụng với Cl2

Phản ứng giữa nhôm và Cl2 diễn ra ở điều kiện đun nóng.

3. Cách tiến hành thí nghiệm

Đốt cháy dây Cu trong không khí rồi vào trong lọ chứa khí clo.

4. Hiện tượng phản ứng

Dây Cu khi đốt chuyển thành màu đen, khi cho vào bình khí clo chuyển sang màu trắng là CuCl2.

5. Tính chất hóa học của đồng

Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

5.1. Tác dụng với phi kim

- Ở nhiệt độ thường, đồng có thể tác dụng với clo, brom nhưng tác dụng rất yếu với oxi. Ví dụ:

Cu + Cl2 → CuCl2

- Khi đun nóng, đồng tác dụng được với một số phi kim như oxi, lưu huỳnh. Ví dụ:

2Cu + O2 to 2CuO

- Chú ý: đồng không tác dụng được với hiđro, nitơ, cacbon.

5.2. Tác dụng với axit

- Đồng không khử được nước và ion H+ trong các dung dịch HCl và H2SO4 loãng.

- Với các dung dịch H2SO4 đặc, nóng và HNO3, đồng khử S+6 xuống S+4N+5 xuống N+4hoặc N+2:

Cu + 2H2SO4đặc toCuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

6. Tính chất hoá học của clo (Cl2)

- Nguyên tử clo có độ âm điện lớn (3,16) chỉ sau F (3,98) và O (3,44). Vì vậy trong các hợp chất với các nguyên tố này clo có số oxi hóa dương (+1; +3; +5; +7), còn trong các trường hợp khác clo có số oxi hóa âm (-1).

- Khi tham gia phản ứng hóa học clo dễ dàng nhận thêm 1 electron:

Cl + 1e → Cl-

⇒ Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh.

6.1. Tác dụng với kim loại

- Khí clo oxi hóa trực tiếp được hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, phản ứng xảy ra nhanh, tỏa nhiều nhiệt.

- Ví dụ:

2Na + Cl2 to2NaCl

2Fe + 3Cl2 to2FeCl3

Cu + Cl2 toCuCl2

- Trong phản ứng với kim loại clo thể hiện tính oxi hóa.

Cu + Cl2 → CuCl2 | Cu ra CuCl2 | Cl2 ra CuCl2

6.2. Tác dụng với hiđro

- Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, khí clo hầu như không phản ứng với khí hiđro.

- Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy, phản ứng xảy ra và có thể nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ số mol giữa hiđro và clo là 1 : 1.

- Phương trình hóa học:

H2 + Cl2 as 2HCl

- Trong phản ứng với H2, clo thể hiện tính oxi hóa.

Cu + Cl2 → CuCl2 | Cu ra CuCl2 | Cl2 ra CuCl2

6.3. Tác dụng với nước

- Khi tan trong nước, một phần khí clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipoclozơ.

- Phương trình hóa học:

Cl02+H2OHCl1+HCl+1O

Trong phản ứng trên clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

- Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch do HClO là chất oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa HCl thành Cl2 và H2O. Cũng do HClO có tính oxi hóa mạnh nên nước clo có tính tẩy màu.

- Chú ý: Thành phần của nước clo gồm: Cl2; HCl; HClO; H2O

Cu + Cl2 → CuCl2 | Cu ra CuCl2 | Cl2 ra CuCl2

Mở rộng:

Ngoài ra, clo có thể tham gia một số phản ứng hóa học khác như:

- Tác dụng với dung dịch bazơ:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

3Cl2 + 6KOH t0KClO3 + 5KCl + 3H2O

- Tác dụng với muối của các halogen khác

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

- Tác dụng với chất khử khác

3Cl2 + 2NH3 → N2 + 6HCl

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sufuric loãng đun nóng là vì

A.phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.

B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Xảy ra phản ứng:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Dung dịch Cu2+ có màu xanh; khí NO không màu nhưng hóa nâu trong không khí.

Câu 2: Cho Cu (Z = 29), vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn là

A. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB. B. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IA.

C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm VIIIB. D. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIB.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Cấu hình electron của Cu là 1s22s22p63s23p63d104s1

Vậy Cu ở ô 29 (Z = 29), chu kỳ 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IB (1 electron hóa trị, nguyên tố d).

Câu 3: Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là

A. +1. B. +2. C. -2. D. +1 và +2.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Trong các hợp chất, đồng có số oxi hóa phổ biến là +1 và +2.

Câu 4: Hợp kim Cu – Zn (45% Zn) được gọi là

A. đồng thau. B. đồng thanh. C. đồng bạch. D. đuy ra.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Đồng thau là hợp kim Cu – Zn (45% Zn).

Câu 5: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp (HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M), sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO (đktc) là

A. 0,672 lít. B. 0,336 lít.

C. 0,747 lít. D. 1,792 lít.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

nCu = 3,2 : 64 = 0,05 mol

nH+= 0,8.0,1 + 2.0,2.0,1 = 0,12 mol

nNO3= 0,8.0,1 = 0,08 mol

3Cu+ 8H++ 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

→ Sau phản ứng H+ hết đầu tiên

→ nNO =2.nH+8=2.0,128= 0,03 mol

→ VNO = 0,03.22,4 = 0,672 lít.

Câu 6: Đồng thuộc ô 29 trong bảng tuần hoàn, vậy cấu hình electron của Cu+ và Cu2+ lần lượt là

A. [Ar]3d10; [Ar]3d9. B. [Ar]3d94s1; [Ar]3d84s1.

C. [Ar]3d94s1; [Ar]3d9. D. [Ar]3d84s2; [Ar]3d84s1.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Đồng có cấu hình electron là [Ar]3d104s1

→ Cấu hình electron của Cu+ và Cu2+ lần lượt là:[Ar]3d10; [Ar]3d9.

Câu 7: Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 8. B. 10. C. 11. D. 9.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Cu + 4HNO3 toCu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tổng hệ số = 1 + 4 + 1 + 2 + 2 = 10.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Đồng dẻo, dễ kéo sợi .

B. Đồng là kim loại có màu đen.

C. Đồng có thể dát mỏng hơn giấy viết từ 5 đến 6 lần.

D. Đồng dẫn nhiệt, điện tốt.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Đồng là kim loại có màu đỏ.

Câu 9: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học),

thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

A. amophot. B. ure.

C. natri nitrat. D. amoni nitrat.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Amoni nitrat NH4NO3

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

Câu 10: Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào ?

A. Tăng. B. Giảm.

C. Không thay đổi. D. không xác định được.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Giả sử có 1 mol Cu tham gia phản ứng

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

nAg = 2nCu = 2 mol

→ Khối lượng thanh đồng tăng = 2.108 - 64 = 152 gam.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

  • 2Cu + O2 → 2CuO
  • Cu + S → CuS
  • Cu + Br2 → CuBr2