Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh, thành nào? Tỉnh nào có đường QL1A dài nhất? Mức lương tối thiểu tại đây là bao nhiêu?

Admin
Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh, thành nào? Quốc lộ 1A dài nhất ở tỉnh thành nào? Tại tỉnh này có mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?

Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh, thành nào? Tỉnh nào có đường QL1A dài nhất?

Với chiều dài hơn 2.300 km, Quốc lộ 1A đã trở thành đường quốc lộ dài nhất Việt Nam. Đây cũng là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền 2 đầu đất nước ta, bắt đầu tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) và kết thúc tại thị trấn Năm Căn (tỉnh Cà Mau).

Đồng thời, quốc lộ này nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – TP.HCM – Cần Thơ và đi qua 31 tỉnh, thành của 6/7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Gồm:

- 02 tỉnh của Vùng trung du và miền núi phía Bắc là Lạng Sơn, Bắc Giang.

- 04 tỉnh, thành của Vùng đồng bằng sông Hồng là Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình

- Tất cả 14 tỉnh, thành của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

- 03 tỉnh, thành của Vùng Đông Nam Bộ là Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM

- Và cuối cùng đi qua 8 tỉnh, thành của Vùng đồng bằng sông Cửu Long là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trong số các tỉnh thành mà mình đi qua thì đoạn quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận là dài nhất với 178.5km

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh, thành nào? Tỉnh nào có đường QL1A dài nhất? Mức lương tối thiểu tại đây là bao nhiêu?

Quốc lộ 1A đi qua những tỉnh, thành nào? Tỉnh nào có đường QL1A dài nhất? Mức lương tối thiểu tại đây là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu tại tỉnh Bình Thuận là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Các bên thỏa thuận tiền lương theo công việc hoặc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Như vậy, mức lương tối thiểu tại tỉnh Bình Thuận như sau:

Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh

Vùng

Lương tối thiểu tháng

(Đồng/tháng)

Lương tối thiểu giờ

(Đồng/giờ)

- Thành phố Phan Thiết

2

4.410.000

21.200

- Thị xã La Gi

- Các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam

3

3.860.000

18.600

- Các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Tuy Phong, Phú Quý, Hàm Tân, Bắc Bình

4

3.450.000

16.600

Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt gấp đôi.

Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.